Khôi phục niềm tin và lòng tin vào chủ nghĩa đa phương sẽ là một chặng đường dài để đảm bảo mục tiêu chính sách đối ngoại của Mỹ, đặc biệt là các mục tiêu tập trung vào ngoại giao hạt nhân với Iran.
Liên minh châu Âu (EU) cho rằng Iran phải đảo ngược quyết định làm giàu urani và tạo cơ hội để cứu vãn thỏa thuận hạt nhân, văn kiện mà Tehran đã ký năm 2015 với Nhóm P5+1.
Nghị sỹ Quốc hội Iran tuyên bố Tehran sẽ trục xuất các thanh sát viên hạt nhân của Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) trừ phi được dỡ bỏ các lệnh cấm vận trước ngày 21/2.
EC lấy làm tiếc về việc Iran nối lại việc làm giàu urani lên mức 20% tại cơ sở hạt nhân Fordow - một động thái vi phạm thỏa thuận hạt nhân mà nước này và một số cường quốc thế giới ký kết năm 2015.
Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif nhấn mạnh các biện pháp của Iran hoàn toàn có thể đảo ngược một khi "tất cả các bên tham gia cùng tuân thủ thỏa thuận một cách đầy đủ."
Liên hợp quốc tuyên bố rõ rằng các bên liên quan thỏa thuận hạt nhân cần tiếp tục tuân thủ cam kết, đồng thời kêu gọi Iran hợp tác với Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA).
Bộ Ngoại giao Mỹ nêu rõ: “Việc Iran làm giàu urani lên 20% tại cơ sở hạt nhân Fordow rõ ràng là nỗ lực nhằm gia tăng chiến dịch tống tiền hạt nhân và sẽ tiếp tục thất bại."
Đại sứ Nga tại các tổ chức quốc tế ở Vienna (Áo) cho biết việc Iran làm giàu uranium ở mức 20% vẫn có thể đảo ngược và kêu gọi các bên tập trung thực thi trở lại thỏa thuận một cách toàn diện.
Ngày 4/1, Iran đã bắt đầu cung cấp urani đã được làm giàu tới 4,1% vào 6 máy ly tâm tại nhà máy làm giàu nhiên liệu Fordow để làm giàu thêm lên tới 20%.
Người phát ngôn của Chính phủ Iran cho biết tổ hợp Shahid Alimohammadi thuộc cơ sở hạt nhân ngầm Fordow của nước này đã bắt đầu tiến trình sản xuất urani với độ làm giàu lên tới 20% mức tinh khiết.
Trao đổi với hãng thông tấn Mehr, người phát ngôn Chính phủ Iran xác nhận: "Vài phút trước, quá trình sản xuất uranium với độ làm giàu lên tới 20% đã được khởi động tại tổ hợp làm giàu Fordow."
Trước đó, Quốc hội Iran hôm 1/12 đã thông qua dự luật kêu gọi chính phủ nước này triển khai một số bước đi, trong đó có việc tăng cường hoạt động làm giàu urani.
Theo quan chức IAEA, có quá nhiều vi phạm JCPOA, nên để hồi sinh thỏa thuận này đòi hỏi phải có một điều khoản, một thỏa thuận hay một số tài liệu phụ trợ "sẽ quy định rõ những gì các bên thực hiện."
Trung Quốc, Pháp, Nga, Iran, Đức và Anh - những nước còn lại trong thỏa thuận hạt nhân Iran năm 2015, đã nhóm họp trực tuyến sau khi Iran tiếp tục đình chỉ cam kết tuân thủ JCPOA.
Với rất nhiều lợi ích chung, Mỹ và các quốc gia GCC sẽ được hưởng lợi rất nhiều từ việc nâng cấp quan hệ đối tác, cả về đa phương và song phương với mỗi quốc gia thành viên.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Iran tái khẳng định lập trường của Tehran phản đối việc đàm phán lại thỏa thuận hạt nhân nước này ký kết với các cường quốc trong nhóm P5+1.
Theo tuyên bố của Pháp, Đức và Anh, kế hoạch làm giàu urani của Iran đi ngược lại với thỏa thuận lịch sử được Tehran ký kết với Nhóm P5+1 ký năm 2015, cũng như các cam kết hạt nhân của Iran.
Ngoại trưởng Saudi Arabia Faisal bin Farhan nêu rõ: "Trước hết, chúng tôi mong chờ được tham vấn đầy đủ về những gì diễn ra liên quan đến cuộc đàm phán với Iran."
Iran có kế hoạch lắp đặt thêm ba cụm máy ly tâm IR-2m tiên tiến tại nhà máy hạt nhân Natanz dưới lòng đất, vốn được xây dựng để chống chịu được các cuộc không kích.