Hào hứng khi được trực tiếp nghe thấy âm vang tiếng chiêng, các em chạm vào từng chiếc chiêng để cảm nhận chất liệu và tự đánh lên thanh âm mang hơi thở của dân tộc.
Ngành Du lịch tỉnh Đắk Lắk và cộng đồng doanh nghiệp đang xây dựng nhiều sản phẩm du lịch mới, đặc sắc để kích cầu du lịch nhằm xây dựng Đắk Lắk thành “Điểm đến an toàn, thân thiện, giàu bản sắc.”
Để bảo tồn văn hóa dân tộc, gìn giữ nét đẹp riêng của vùng đất đỏ cao nguyên, những nghệ nhân chỉnh chiêng ở Gia Lai vẫn miệt mài đi từng làng để giữ cho được những âm thanh đặc trưng của núi rừng.
Tại một số buôn làng ở Gia Lai, những khung dệt kẽo kẹt đưa mỗi ngày của các bà, các mẹ là tín hiệu của sự mong mỏi gìn giữ nét đẹp người phụ nữ Tây Nguyên.
Trước đây, đánh cồng chiêng, múa xoang luôn được các thế hệ người Mơ Nâm gìn giữ, phát huy, sử dụng trong lễ hội của làng nhưng đến năm 2011 thì hầu như không còn nhiều người biết biểu diễn.
Chương trình nghệ thuật “Dòng chảy bất tận” (The Eternal Flow) sẽ khắc họa bức tranh toàn cảnh về một Việt Nam rực rỡ sắc màu với những đặc trưng văn hóa trải dài từ Bắc đến Nam.
Để giữ gìn những bộ cồng chiêng quý giá, đồng bào dân tộc Jrai dùng mây, tre đan thành những "chiếc áo" tinh xảo bao bọc cồng chiêng khi không sử dụng và cũng để tiện vận chuyển mỗi khi có lễ hội.
Việc thiết kế đan áo cho các bộ cồng, chiêng giúp bảo quản cho những bộ cồng chiêng và góp phần trong công tác bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc thiểu số tại Tây Nguyên.
Triển lãm "Không gian Di sản văn hóa Việt Nam" sẽ được diễn ra trực tiếp từ ngày 22-27/11, tại Trung tâm Triển lãm Văn hóa nghệ thuật Việt Nam; còn triển lãm online từ ngày 22/11-31/12.
Huyện Quốc Oai đã mở được 6 lớp tập huấn truyền dạy cồng chiêng trong đồng bào dân tộc thiểu số, thu hút trên 300 lượt học viên ở nhiều lứa tuổi khác nhau tham gia.
Với thời lượng hơn 90 phút, buổi biểu diễn được chia thành 2 phần: “Bản sắc Tây nguyên” và “Lời ru của núi” nhằm tái hiện những nét văn hóa đặc trưng của Gia Lai từ xa xưa.
Chương trình nghệ thuật "Giấc mơ đại ngàn" đã mang tới cho các vận động viên và du khách một bữa tiệc âm nhạc-văn hoá mang đậm bản sắc của đại ngàn Tây Nguyên hùng vĩ.
Thầy giáo Tưih ở huyện Đắk Đoa, Gia Lai đã kết hợp giữa vải thổ cẩm và các mẫu áo, váy hiện đại, cho ra những bộ đồ vừa mang chất liệu truyền thống vừa có kiểu dáng hiện đại.
Không chỉ đam mê, lưu giữ nhạc cụ cổ truyền, nghệ nhân A Thui còn "truyền lửa" cho thế hệ trẻ về giá trị văn hóa dân tộc Rơ Ngao qua việc dạy đánh cồng chiêng, các điệu múa xoang và các bài dân ca.
Tết Tân Sửu 2021, gia đình ông Điểu K’Bôi, ở xã Đồng Nai Thượng, huyện Cát Tiên, Lâm Đồng, có nhà mới, nhà dài truyền thống được phục dựng theo nguyên tác của cha ông người Mạ (gọi là Châu Mạ) bản xứ.
Nhiếp ảnh gia Phan Khánh đã đoạt giải vàng ở nội dung Con người/Văn hóa với tác phẩm “The Childrens Dancing With Gong” và giải bạc ở nội dung Quảng cáo/Lữ hành/Du lịch với tác phẩm “Drying Fish”
Cồng chiêng S’tiêng đặc biệt không chỉ ở sự độc đáo về các bè trầm bổng mà còn là cuộc sống của người S’tiêng Bình Phước, nghe cồng chiêng là thấy được cả không gian săn bắn, không gian làm rẫy...
Ngày 9/1, UBND huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum tổ chức Lễ ra mắt Làng du lịch cộng đồng Kon Trang Long Loi - làng du lịch cộng đồng đầu tiên của huyện và ngày hội văn hóa các dân tộc huyện Đăk Hà năm 2021.
Các đơn vị đã đăng ký nhiều tiết mục độc đáo và mang tính đặc trưng của dân tộc tại mỗi địa phương, thể hiện được tính kế thừa khi mạnh dạn đưa các đội nghệ nhân trẻ tham gia trình diễn.
Trải qua 15 năm sau khi được UNESCO công nhận, không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên đã trở thành một điểm nhấn về văn hóa, du lịch, góp phần phát triển kinh tế-xã hội của vùng đất cao nguyên.