Hiện nay, giá một số nguyên liệu chính giảm so với bình quân trong tháng Sáu, cụ thể giá ngô hạt 8.600 đồng/kg, giảm 5,5%; khô dầu đậu tương 14.050 đồng/kg, giảm 0,4%; cám gạo chiết ly 5.550 đồng/kg.
Giá lợn hơi ở miền Bắc vẫn cao nhất cả nước, nhiều tỉnh thành đã đạt mức giá 70.000 đồng/kg như Hà Nội, Hưng Yên, Thái Bình...; các tỉnh, thành còn lại dao động trong khoảng 58.000-59.000 đồng/kg.
Trong khi giá thức ăn chăn nuôi dự báo sẽ tiếp tục tăng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang đẩy mạnh các giải pháp thức ăn thay thế từ nguyên liệu trong nước để gỡ khó cho người chăn nuôi.
Việc các cơ sở giết mổ tập trung phải dừng hoạt động không chỉ gây thiếu hụt cục bộ lượng sản phẩm động vật ra thị trường mà còn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát các hoạt động giết mổ chui.
Các địa phương sẽ sử dụng các loại vaccine cúm gia cầm đang được phép lưu hành tại Việt Nam và có hiệu quả bảo hộ đối với chủng virus A/H5N6 để tiêm cho toàn bộ đàn gia cầm tại thôn, xã có dịch.
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến cho biết nếu mọi điều kiện thuận lợi thì cuối quý 2 và đầu quý 3 sẽ có vắcxin dịch tả lợn châu Phi thương mại.
Sở Công Thương thành phố Cần Thơ sẽ phối hợp với Công ty cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam và một doanh nghiệp giết mổ để cung cấp thịt lợn ra thị trường với giá bình ổn, cắt giảm các khâu trung gian.
Tại Trạm Kiểm dịch động vật và thủy sản Tĩnh Gia (Thanh Hóa), mỗi ngày có hàng chục xe vận chuyển gia súc, gia cầm từ Bắc vào Nam và ngược lại, do vậy việc kiểm soát chặt luôn được đặt lên hàng đầu.
Cá nuôi lồng (chủ yếu là cá trắm cỏ) chết hàng loạt trên sông Chu đoạn chảy qua địa bàn 2 xã Xuân Thiên và Thọ Lâm, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa với khối lượng lên đến gần 7.000kg.