Các nước nhấn mạnh cần đạt được Bộ Quy tắc COC hiệu quả, thực chất, phù hợp luật pháp quốc tế và UNCLOS 1982, góp phần xây dựng lòng tin, tin cậy, quản lý hiệu quả hơn các sự cố trên Biển Đông.
Các nhà lãnh đạo ASEAN tái khẳng định sự cần thiết theo đuổi giải pháp hòa bình trong giải quyết các tranh chấp, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982.
Theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, trong cuộc họp lần thứ 38 của Nhóm công tác chung ASEAN-Trung Quốc, hai bên tiếp tục thúc đẩy tham vấn về Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).
Tổng vụ trưởng Hợp tác ASEAN thuộc Bộ Ngoại giao Indonesia cho biết các cuộc đàm phán COC được nối lại vào ngày 8/3 đang tiến triển và tất cả các bên đều cam kết thúc đẩy đàm phán.
Về vấn đề Biển Đông, Đại sứ Vũ Hồ chia sẻ các ý kiến tại các cuộc họp và tái khẳng định lập trường nguyên tắc của ASEAN, nhấn mạnh tầm quan trọng của tuân thủ luật pháp quốc tế và UNCLOS 1982.
Chuyên gia Trofimchuk nhấn mạnh lập trường kiên định và quan điểm giải quyết hòa bình các tranh chấp ở Biển Đông thông qua đàm phán của Việt Nam đã đáp ứng mục tiêu ổn định và an ninh ở Đông Nam Á.
Theo ông Veeramalla Anjaiah, trải qua 40 năm, UNCLOS 1982 đã chứng minh là một văn kiện quan trọng giải quyết tất cả các vấn đề liên quan đến hàng hải quốc tế.
Nhiều học giả quốc tế đánh giá rằng DOC là thành tựu quan trọng giữa ASEAN và Trung Quốc, cho thấy các bên có thể hợp tác để tìm kiếm tương đồng vì mục đích chung dù vẫn còn tồn tại nhiều khác biệt.
ASEAN và Trung Quốc hiện đang làm việc về bản dự thảo thứ hai của Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC) sau khi đã hoàn thành bản dự thảo đầu tiên.
Thủ tướng Malaysia nhấn mạnh Malaysia, Việt Nam và Philippines nằm trong số những quốc gia chịu ảnh hưởng trực tiếp từ các chính sách của Trung Quốc, đặc biệt liên quan tới cái gọi là "đường 9 đoạn."
Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng nêu rõ việc Trung Quốc tiến hành tập trận ở khu vực quần đảo Hoàng Sa xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, đi ngược lại tinh thần DOC.
Theo các chuyên gia tại hội thảo, trong số các quốc gia Đông Nam Á, Việt Nam nổi lên là một quốc gia đi đầu có trách nhiệm và đóng góp đáng kể cho sự phát triển của ASEAN.
Ngày 12/5, các nghị sỹ Hoa Kỳ khẳng định ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN, cam kết sẽ hỗ trợ để Hoa Kỳ tiếp tục tham gia tích cực, xây dựng và trách nhiệm vào hợp tác khu vực.
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh với người đồng cấp phía Trung Quốc Lý Khắc Cường rằng hai bên phải tiếp tục quản lý biên giới, tăng cường quan hệ theo 3 văn kiện pháp lý.
Malaysia khẳng định các vấn đề liên quan đến Biển Đông cần tiếp tục được quản lý một cách hài hòa và hợp lý thông qua đối thoại và đàm phán, dựa trên các nguyên tắc của luật pháp quốc tế.
Giới quan sát cho rằng liên minh AUKUS có thể làm gia tăng căng thẳng địa chính trị trong khu vực, theo đó sẽ tạo ra thêm trở ngại cho các cuộc thảo luận giữa Trung Quốc và ASEAN về COC.
EU phản đối mạnh mẽ mọi hành động đơn phương gây phương hại tới an ninh khu vực, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tất cả các bên tôn trọng tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông.
Nếu các nhà lãnh đạo ASEAN duy trì lập trường về vấn đề gai góc ở Biển Đông và có lập trường thống nhất đối với UNCLOS, COC và phán quyết của PCA năm 2016, đó sẽ là một hành động mang tính cách mạng.
Thủ tướng Campuchia Hun Sen nhấn mạnh tính cấp thiết của việc tăng cường các nỗ lực chung của ASEAN nhằm phục hồi tăng trưởng và hội nhập kinh tế, thông qua dòng chảy thương mại và đầu tư.
COC có thể cụ thể hóa các khía cạnh của trật tự quốc tế dựa trên luật lệ áp dụng cho Biển Đông và thiết lập các quy tắc, quy trình để quản lý căng thẳng trong thời gian chờ ngã ngũ những tranh chấp.