Ngày 3/5, WHO đã công bố chiến lược mới trong phòng chống COVID-19, trong đó chuyển từ cơ chế khẩn cấp sang chiến lược phòng ngừa và kiểm soát lâu dài đối với dịch bệnh này.
Bản tin phòng chống dịch COVID-19 ngày 5/5 của Bộ Y tế cho biết có 3.399 ca mắc mới COVID-19, không ghi nhận ca tử vong, 15.550 liều vaccine phòng COVID-19 được tiêm.
Chuyên gia y tế Malaysia cho biết số liệu thống kê chỉ riêng trong ngày 22/4 cho thấy có đến 562 trường hợp dương tính, chiếm 22,4% trong số 2.503 xét nghiệm được thực hiện.
Bộ Y tế yêu cầu các cơ sở y tế từng bước cải tạo, nâng cấp để bảo đảm thông thoáng và trao đổi khí tối đa trong phòng bệnh, phòng khám, phòng cách ly, phòng làm việc và tất cả các không gian kín khác.
Sau 9 tháng kể từ khi tiêm mũi vaccine ngừa COVID-19 tăng cường, hiệu quả ngăn lây nhiễm là dưới 30%, trong khi khả năng ngăn các triệu chứng bệnh chỉ còn khoảng 13%.
Theo bản tin phòng chống dịch COVID-19 ngày 4/5 của Bộ Y tế, cả nước có 2.233 ca mắc mới COVID-19, 809 ca khỏi bệnh, không có F0 tử vong; trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua là 1 ca.
Theo CDC TP. HCM từ 29/4 - 3/5, thành phố ghi nhận 506 ca mắc COVID-19, trong đó có 422 ca nhập viện và có 1 ca tử vong. Hiện tổng số có 514 ca COVID-19 đang điều trị tại các bệnh viện trên địa bàn.
Theo Bộ Y tế, ngày 4/5 có 809 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh, tiếp tục không ghi nhận ca tử vong do COVID-19, tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 43.195 ca.
Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Thụy Điển cho thấy đối với phụ nữ chưa mãn kinh, không có mối liên quan nào giữa việc tiêm vaccine ngừa COVID-19 với rối loạn kinh nguyệt.
Nhà khoa học cấp cao, người được biết đến với vai trò là Trưởng phái đoàn tới Trung Quốc điều tra nguồn gốc của dịch COVID-19, bị sa thải năm ngoái sau khi các cáo buộc lạm dụng tình dục.
Kế hoạch chiến lược ứng phó với COVID-19 cho giai đoạn 2023-2025 của WHO sẽ hỗ trợ các nước chuyển từ ứng phó khẩn cấp sang quản lý, kiểm soát và phòng ngừa dịch COVID-19 một cách bền vững lâu dài.
Nhà virus học hàng đầu của Thái Lan Yong Poovorawan đánh giá COVID-19 đã trở thành một bệnh theo mùa, tương tự các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp khác và người dân nên tiêm phòng hằng năm.
Tổng số liều vaccine đã được tiêm tại Việt Nam là 266.240.960 liều trong đó tiêm cho trẻ từ 5-11 tuổi là 18.661.757 liều, tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 23.965.543 liều.
Theo bản tin phòng chống dịch của Bộ Y tế, ngày 3/5, Việt Nam ghi nhận 1.201 ca mắc mới COVID-19, không ghi nhận ca tử vong trong khi số bệnh nhân đang thở ôxy là 121 ca.
Bản tin phòng chống dịch COVID-19 ngày 2/5 của Bộ Y tế cho biết có 1.202 ca mắc mới COVID-19, 747 ca khỏi bệnh, có 04 F0 tử vong tại Đà Nẵng, Đồng Nai, TP.HCM và Lạng Sơn.
Trong vài tuần qua, Indonesia ghi nhận hơn 1.000 ca mắc mới mỗi ngày, nâng tổng số ca mắc lên 6,7 triệu kể từ khi đại dịch tấn công nước này vào tháng 3/2020.
Bản tin phòng chống dịch COVID-19 ngày 2/5 của Bộ Y tế cho biết có 1.202 ca mắc mới COVID-19, có 747 ca được công bố khỏi bệnh, có 137 ca phải thở ôxy và 4 ca tử vong.
Hồi tháng 2/2023, Hạ viện Mỹ đã bỏ phiếu dỡ bỏ yêu cầu hầu hết khách du lịch nước ngoài qua đường hàng không phải được tiêm phòng COVID-19, một trong số ít các hạn chế đi lại vẫn còn hiệu lực.
Nghiên cứu cho thấy những người mắc hội chứng COVID kéo dài gặp tình trạng sương mù não - một dạng rối loạn chức năng nhận thức, có thể gây ra một số các triệu chứng như mệt mỏi, kém tập trung.