Chuyên gia Australia cho biết một số bệnh nhân sẽ phải mất nhiều thời gian hơn người khác để phục hồi sau khi mắc COVID-19 nhưng quan trọng là rất khó phân biệt giữa phục hồi chậm và “COVID kéo dài."
Các nhà khoa học vẫn chưa biết nguyên nhân của tình trạng COVID kéo dài và tại sao chỉ xảy ra ở một số người, cũng như cần xử lý như thế nào, hoặc thậm chí làm thế nào để chẩn đoán chính xác nhất.
Tình trạng mệt mỏi và "não sương mù" do COVID-19 kéo dài nằm trong nhóm những triệu chứng phổ biến và gây suy nhược nhất, có thể bắt nguồn từ rối loạn hệ thần kinh.
Nghiên cứu cho thấy những người mắc hội chứng COVID kéo dài gặp tình trạng sương mù não - một dạng rối loạn chức năng nhận thức, có thể gây ra một số các triệu chứng như mệt mỏi, kém tập trung.
Dù ca tử vong giảm mạnh nhưng theo WHO, đại dịch COVID-19 vẫn chưa kết thúc và các quốc gia phải học cách ứng phó với những tác động "không khẩn cấp" đang diễn ra.
Ngoài tiểu đường, Tổ chức Đột quỵ của Australia cảnh báo nguy cơ đột quỵ gia tăng liên quan đến COVID-19 có thể tác động đáng kể đến gánh nặng do đột quỵ trong tương lai.
WHO định nghĩa COVID kéo dài là hiện tượng các triệu chứng bệnh tiếp diễn hoặc phát triển những triệu chứng mới 3 tháng sau khi nhiễm virus; các triệu chứng này kéo dài ít nhất 2 tháng.
Khoảng 14% người được khảo sát tại Anh cho biết họ bị mất việc làm do các nguyên nhân liên quan đến COVID kéo dài, khoảng 66% đã phải chịu một hoặc nhiều hình thức đối xử bất công tại nơi làm việc.
Nhóm nghiên cứu nhận thấy ở những bệnh nhân mắc hội chứng COVID kéo dài và những người mắc ME/CFS, thân não lớn hơn đáng kể so với những người chưa bao giờ mắc hai hội chứng nói trên.
Các triệu chứng COVID kéo dài thường tác động đến hoạt động hàng ngày của trẻ như thay đổi thói quen ăn uống, hoạt động thể chất, hành vi, kết quả học tập, chức năng xã hội và các cột mốc phát triển.
Kết quả của một nghiên cứu quy mô lớn công bố ngày 12/1 tại Israel cho thấy hầu hết các triệu chứng của COVID kéo dài (Long COVID) sẽ hết trong vòng 1 năm với những trường hợp mắc COVID-19 mức nhẹ.
Theo kết quả một cuộc khảo sát công bố ngày 9/11, hơn 75% số người Anh gặp hội chứng COVID-19 kéo dài được hỏi đã phải giảm tải khối lượng công việc hoặc thay đổi công việc.
Theo các nhà khoa học, việc sử dụng thuốc naltrexone đã đạt được một số thành công nhất định trong việc điều trị một số hội chứng tương tự như sự thiếu hụt nhận thức và mệt mỏi choáng váng.
Trong nghiên cứu công bố trên tạp chí BMJ, các nhà nghiên cứu cho biết 4% bệnh nhân chưa hồi phục khứu giác và 2% chưa hồi phục vị giác sau 6 tháng kể từ khi mắc COVID-19.
Phản ứng miễn dịch của cơ thể được kích hoạt sau khi mắc COVID-19 sẽ gây tổn hại tới các mạch máu của não và có thể là nguyên nhân gây ra các triệu chứng COVID kéo dài.
Chuyên gia Australia cho rằng mặc dù nhiều vấn đề liên quan đến hội chứng COVID kéo dài vẫn chưa được làm rõ, song tác động của hội chứng này có thể rất nghiêm trọng.
Theo CDC Mỹ, cứ 13 người trưởng thành ở nước này thì có 1 người có các triệu chứng của COVID kéo dài tồn tại trong thời gian từ 3 tháng trở lên sau lần đầu tiên mắc bệnh.
Theo Cục Thống kê quốc gia Anh, 438.000 người Anh đã mắc hội chứng COVID kéo dài sau khi nhiễm Omicron, tương đương 24% tổng số người có hội chứng này từ đầu dịch.