Theo CDC Mỹ, cứ 13 người trưởng thành ở nước này thì có 1 người có các triệu chứng của COVID kéo dài tồn tại trong thời gian từ 3 tháng trở lên sau lần đầu tiên mắc bệnh.
Theo Cục Thống kê quốc gia Anh, 438.000 người Anh đã mắc hội chứng COVID kéo dài sau khi nhiễm Omicron, tương đương 24% tổng số người có hội chứng này từ đầu dịch.
Theo ước tính, hội chứng COVID kéo dài đã ảnh hưởng đến hơn 100 triệu người kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát, hội chứng này có thể dẫn đến các bệnh như mất trí nhớ, đau đầu, đột quỵ.
Trẻ em dưới 5 tuổi hiện là nhóm tuổi duy nhất chưa được tiêm vaccine ngừa COVID-19 ở hầu hết các nước, khiến nhiều bậc phụ huynh lo lắng về nguy cơ diễn biến nặng khi trẻ mắc bệnh này.
Ngày 1/6, Văn phòng Thống kê quốc gia Anh (ONS) công bố báo cáo cho thấy ước tính có khoảng 2 triệu người ở Vương quốc Anh, tương đương 3% dân số, đã mắc hội chứng COVID kéo dài (Long COVID).
Ngay khi đại dịch bùng phát, các bác sỹ, các nhà nghiên cứu của Mỹ đã bắt đầu phân tích bệnh án của hàng trăm bệnh nhân nhằm tìm hiểu nguyên nhân khiến những người này mắc chứng COVID kéo dài.
Một nữ sinh Nhật Bản cho biết không lâu sau khi được chẩn đoán mắc COVID-19, cô cảm thấy luôn trong tình trạng kiệt sức, hay nhức đầu và không thể tiếp tục hoạt động trong các câu lạc bộ trường học.
Tổng giám đốc Cơ quan y tế New Zealand Ashley Bloomfield cho biết mỗi ngày New Zealand ghi nhận hàng nghìn ca mắc mới COVID-19, song dường như con số này chỉ bằng một nửa con số thực tế.
Trong số hơn 16.000 bệnh nhân tại Israel được thăm khám, 13% có các bệnh lý thần kinh nghiêm trọng, trong đó phổ biến nhất là bệnh não - những bệnh hoặc tổn thương liên quan đến não.
Các nghiên cứu cho thấy có khoảng 2-10% trong số gần 13 triệu trẻ em Mỹ đã dương tính với virus SARS-CoV-2 có nguy cơ mắc hội chứng COVID kéo dài, nhưng trên thực tế con số có thể còn lớn hơn như vậy.
Các nhà nghiên cứu nhận thấy những bệnh nhân COVID-19 tham gia luyện thở bằng các bài tập như hát ru hay thổi ống, có điểm khó thở khi vận động thấp hơn nhóm điều trị theo phương pháp thông thường.
Nhiều bệnh nhân vẫn gặp phải các triệu chứng như khó thở, suy nhược cơ thể, mệt mỏi, đau khớp, đau tức ngực kéo dài hàng tuần, hàng tháng hoặc thậm chí nhiều năm sau khi mắc COVID-19.
Các nhà nghiên cứu ở Anh phát hiện ra rằng khả năng hồi phục hoàn toàn sau COVID-19 ở nữ giới thấp hơn 33% so với nam giới; những bệnh nhân bị béo phì chỉ có 50% khả năng hồi phục hoàn toàn.
Theo nghiên cứu, khó thở là triệu chứng phổ biến nhất của COVID-19 kéo dài, tiếp sau là mệt mỏi. Nữ giới có triệu chứng nhiều hơn nam giới, với tỷ lệ 97% so với 84%.
Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ cho thấy chất thải từ những người mắc COVID-19 vẫn có thể chứa vật chất di truyền của virus SARS-CoV-2 đến 7 tháng sau lần đầu được chẩn đoán mắc bệnh.
Hội chứng COVID kéo dài đang ngày càng gây lo ngại, nhưng đến nay vẫn chưa có một định nghĩa rõ ràng và chưa có đủ dữ liệu để xác định hội chứng sẽ kéo dài bao lâu.
Bộ Y tế và Dịch vụ nhân sinh Mỹ sẽ đầu tư 20 triệu USD trong năm tới để xem xét cách thức các hệ thống chăm sóc y tế có thể hỗ trợ tốt nhất cho những người mắc COVID kéo dài.
Theo ước tính của các chuyên gia, khoảng 10-50% số người mắc COVID-19 có thể mắc phải hội chứng COVID kéo dài, trong đó gần một nửa có đủ các triệu chứng mắc viêm cơ não tủy.
Các nhà khoa học sẽ tập trung tìm hiểu về hội chứng COVID kéo dài ở người trưởng thành cũng như tác động của hội chứng này đối với các cộng đồng dễ bị tổn thương ở cả khu vực thành thị lẫn nông thôn.