Hiện các nhà khoa học cũng đang nỗ lực tìm hiểu xem các biện pháp điều trị COVID-19 hiện nay như thuốc kháng virus, thuốc chống viêm, kháng đông... có góp phần giảm nhẹ tình trạng COVID kéo dài không?
Từ tháng 6/2020 đến tháng 6/2021, những triệu chứng COVID-19 kéo dài phổ biến nhất ở người mắc bệnh này là khó thở và mệt mỏi mãn tính; tiếp theo là các vấn đề về giấc ngủ và thị lực, sương mù não.
Có một số bằng chứng cho thấy tình trạng rối loạn miễn dịch do nhiễm virus khiến hệ thống miễn dịch tự tấn công cơ thể, dẫn đến tổn thương thần kinh ở những bệnh nhân mắc hội chứng COVID kéo dài.
Những triệu chứng phổ biến nhất ở trẻ gồm các triệu chứng liên quan đến thần kinh như đau đầu, mệt mỏi; liên quan tim mạch như khó thở hay vấn đề về tim; liên quan đến da như ngứa hoặc đổ mồ hôi.
Việc điều trị cho người mắc COVID kéo dài đang gặp khó khăn gấp bội khi ghiên cứu về nguyên nhân dẫn tới hội chứng và sự chẩn đoán chính xác hội chứng ở thời điểm hiện tại vẫn còn nhiều hạn chế.
Theo các nhà khoa học, việc lây nhiễm virus đã kéo theo quá trình lão hóa các tế bào và dẫn đến tình trạng viêm kéo dài, điều này có thể là một trong những nguyên nhân gây ra hội chứng COVID kéo dài.
Chuyên gia về bệnh học tại Malaysia cho biết người nhiễm Omicron không có triệu chứng mất khứu giác, trong khi đau đầu và buồn nôn là hai trong số các triệu chứng chủ yếu khi nhiễm biến thể này.
Nguy cơ bị các triệu chứng COVID kéo dài ở những người đã tiêm 2 mũi vaccine của Pfizer/BioNTech, AstraZeneca hoặc Moderna, hay vaccine 1 mũi của J&J thấp hơn 50% so với những người chưa tiêm vaccine.
Theo nhà nghiên cứu về miễn dịch học Angélica Cuapio, có hàng trăm người khác trên khắp thế giới cũng ghi nhận hiệu quả của phương pháp áp lạnh trong điều trị hội chứng "COVID kéo dài."
Các chuyên gia y tế nhấn mạnh sức khỏe đường ruột tốt sẽ ảnh hưởng tốt tới mức độ phản ứng của hệ miễn dịch đối với nhiễm trùng, cũng như giảm mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng COVID-19.
Có 4 yếu tố để xác định có mắc hội chứng "COVID kéo dài" hay không, bao gồm mắc tiểu đường tuýp 2, SARS-CoV-2 RNAemia, nhiễm trùng máu do virus Epstein-Barr và một số trường hợp tự kháng thể.
Bệnh nhân COVID-19 có triệu chứng nhẹ nhưng kéo dài nhiều tháng sau khi khỏi bệnh đã tự phát triển kháng thể có thể tấn công tế bào của chính họ, hoặc họ có cơ địa dễ xảy ra các triệu chứng kéo dài.
Chủ tịch Hội đồng Hiệp hội Y khoa Anh Chaand Nagpaul từng thừa nhận Cơ quan Y tế quốc gia Anh chưa bao giờ ghi nhận tình trạng nhân viên vắng mặt nhiều như hiện nay.
Theo các nhà khoa học Israel, bên cạnh tác dụng giảm nguy cơ bệnh nặng, việc tiêm phòng còn có thể mang lại hiệu quả bảo vệ trước nguy cơ xuất hiện các triệu chứng "COVID kéo dài."
Theo nghiên cứu của Đại học Oxford (Anh), các vấn đề về nhận thức ảnh hưởng đến mức độ tập trung, đi kèm với chứng hay quên và mệt mỏi, là đặc trưng của hội chứng COVID kéo dài (Long COVID).
Lần đầu tiên, các nhà khoa học Australia đã xác định được các phân tử miễn dịch vẫn hoạt động 8 tháng sau khi nhiễm virus SARS-CoV-2 ở những người mắc hội chứng COVID kéo dài.
Trong não của những bệnh nhân tử vong vì COVID-19, các nhà nghiên cứu đã phát hiện hàm lượng lớn protein gây viêm liên quan đến tình trạng suy nhược thần kinh và chức năng nhận thức.