Nhiều chuyên gia dự báo, giá xăng có thể tiếp tục tăng về cuối năm do siết chặt nguồn cung; để kìm đà tăng giá, cần thiết có giải pháp điều hành, sử dụng quỹ bình ổn một cách hợp lý.
Nhóm ngành sữa và sản phẩm từ sữa có các doanh nghiệp như Công ty CP Sữa Việt Nam; Công ty TNHH Frieslandcampina Việt Nam; Công ty CP Thực phẩm Dinh dưỡng Nutifood, Công ty CP Sữa Quốc tế.
Giá vàng giao ngay giảm 0,1% xuống 1.919,29 USD/ounce khi các nhà đầu tư chờ đợi Mỹ công bố số liệu lạm phát khiến Fed có thể điều chỉnh lãi suất sau khi để ngỏ khả năng thắt chặt chính sách hơn nữa.
Các chỉ số chính trên thị trường chứng khoán Phố Wall tăng cao khi các nhà giao dịch tập trung vào báo cáo CPI, bởi báo cáo này có thể xác định động thái tiếp theo của Fed.
Đồng USD và lợi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm của Mỹ đã giảm 0,2%, khiến cho vàng trở nên hấp dẫn hơn đối với người mua nắm giữ các đồng tiền khác.
Tám tháng đầu 2023, CPI bình quân của cả nước tăng 3,1%; đầu tư nước ngoài tăng 8,2%; khách quốc tế đến Việt Nam tăng 5,4 lần; cán cân thương mại ước tính xuất siêu 20,19 tỷ USD.
Giá xăng, dầu và gạo “leo thang” theo xu hướng thế giới cộng thêm giá nhà ở thuê tăng do nhu cầu sinh hoạt của người dân là những nguyên nhân chính tác động đến CPI trong tháng Tám.
Theo Cục Thống kê Thành phố Hồ Chí Minh, CPI tháng 8 của thành phố tăng 0,7%; riêng nhóm hàng hóa giảm là dịch vụ bưu chính viễn thông, văn hóa, giải trí và du lịch và thuốc và dịch vụ y tế giảm.
Chứng khoán Việt Nam vừa trải qua tuần giao dịch sôi động, đầy thăng hoa khi chỉ số VN-Index đã vượt lên vùng đỉnh giá hồi năm 2018, tương ứng 1.200 điểm đến 1.211 điểm.
Lũy kế từ đầu năm đến 15/7, Đà Nẵng có 70 dự án FDI được cấp mới chứng nhận, tăng 45 dự án so với cùng kỳ năm ngoái nhưng số vốn đăng ký chỉ đạt 10,7 triệu USD, bằng 15,9% so với cùng kỳ 2022.
Theo Cục Thống kê Lào, trong sáu tháng qua, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của nước này đã tăng 38,06%, nguyên nhân chủ yếu là do sự mất giá của đồng nội tệ (đồng kip).
Trong 7 tháng, có 8/11 nhóm hàng CPI tăng trong khi 3/11 nhóm hàng giảm so với bình quân cùng kỳ gồm giáo dục giảm 4,66%; giao thông giảm 4,2%; bưu chính viễn thông giảm 0,4%.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, 7 tháng đầu 2023, CPI bình quân cả nước tăng 3,12%; đầu tư nước ngoài tăng 4,5%; cán cân thương mại ước tính xuất siêu 15,23 tỷ USD.
CPI tháng Bảy tăng 0,45% so với tháng Sáu, trong đó 10 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng chính tăng giá. Riêng, nhóm bưu chính viễn thông giá giảm 0,12%.
Theo Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 7/2023 tăng 0,45% so với tháng trước; 10 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng và 1 nhóm hàng có chỉ số giá giảm.
Có 3/11 nhóm hàng hóa giảm là dịch vụ bưu chính viễn thông giảm 0,28%, nhà ở và vật liệu xây dựng giảm 0,18%, giáo dục giảm 0,01%; nhóm thuốc và dịch vụ y tế không biến động.
Theo Cục Thống kê Hà Nội, bình quân 6 tháng đầu năm 2023, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của thành phố tăng 1,22% so với bình quân cùng kỳ năm trước, trong đó 8/11 nhóm hàng có CPI tăng.
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6/2023 tăng 0,27% so với tháng trước, trong đó, có 10 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng và 1 nhóm hàng có chỉ số giá giảm.
Với 8/11 các nhóm tăng so với tháng trước, trong đó tăng cao nhất là nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6/2023 của Thành phố Hồ Chí Minh tăng 0,17%.
So với cùng kỳ năm 2022, CPI có xu hướng giảm, cụ thể tháng Một tăng cao nhất 4,89%, tháng Hai tăng 4,31%, tháng Ba tăng 3,35%, tháng Tư tăng 2,81%, tháng Năm tăng 2,43% và tháng Sáu tăng 2%.