Chính phủ xác định logistics là một ngành dịch vụ quan trọng trong cơ cấu tổng thể nền kinh tế quốc dân, đóng vai trò hỗ trợ, kết nối và thúc đẩy phát triển KT-XH của cả nước cũng như từng địa phương.
Tuần trước, Hàn Quốc đã công bố quyết định xin gia nhập CPTPP, như một phần nỗ lực nhằm tăng cường hợp tác kinh tế với các đối tác khu vực và đa dạng hóa danh mục thương mại của Seoul.
Hằng năm, tỉnh British Columbia của Canada xuất khẩu khoảng 20 triệu CAD gỗ sang Việt Nam; từ năm 2017-2021, lượng gỗ mềm của tỉnh này xuất khẩu sang Việt Nam tăng 59%.
Theo kịch bản lạc quan nhất, khi tận dụng được mọi lợi ích, Việt Nam sẽ có mức thu nhập cao nhất trong số các nước thành viên RCEP, tăng 4,9% so với ngưỡng cơ bản, cao hơn các nước khác với 2,5%.
Sau khi thông qua phương án đăng ký gia nhập, Hàn Quốc dự kiến sẽ báo cáo kế hoạch xúc tiến gia nhập CPTPP lên Quốc hội vào tuần sau, và chính thức triển khai các quy trình đăng ký gia nhập.
Xuất khẩu cá ngừ ra thị trường thế giới luôn mang về kim ngạch xuất khẩu tốt cho Việt Nam, do đó các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu cá ngừ Việt Nam đặc biệt quan tâm.
Với tốc độ tăng trưởng như hiện nay, nhiều chuyên gia dự báo kim ngạch xuất, nhập khẩu của cả nước trong năm 2022 có thể lập mốc kỷ lục mới và sẽ cán đích 700 tỷ USD.
Giám đốc Hội đồng Thương mại Canada-Việt Nam cho biết các doanh nghiệp Canada đặt niềm tin rất lớn vào môi trường đầu tư của Việt Nam và tiềm năng của thị trường này.
Bộ trưởng Công Thương khẳng định thời gian tới, Việt Nam-Mexico có thể xem xét khả năng hợp tác phát triển các ngành công nghiệp có tính chất nền tảng, nhất là vật liệu, luyện kim, cơ khí, chế biến...
Nếu giữ được bình quân kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 1,5 tỷ USD/tháng, kế hoạch đặt ra của ngành gỗ là khoảng 16,5 tỷ USD trong năm 2022 là hoàn toàn khả thi.
Trưởng ban Kinh tế Trung ương nhấn mạnh, Việt Nam coi trọng và mong muốn làm sâu sắc hơn quan hệ giữa hai nước trên các lĩnh vực như biến đổi khí hậu, chuyển đổi năng lượng, chuyển đổi số...
Theo Thứ trưởng Bùi Thế Duy, trong bối cảnh khoa học, công nghệ phát triển mạnh mẽ và toàn cầu hóa đang trở thành xu thế, cần sửa đổi, bổ sung Luật Sở hữu trí tuệ cho phù hợp với tình hình thực tiễn.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam Trần Quốc Khánh hoan nghênh việc Hàn Quốc xin gia nhập CPTPP và bày tỏ mong muốn hai nước tiếp tục hợp tác liên quan đến tiến trình gia nhập CPTPP.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết Việt Nam tiếp tục chính sách thu hút đầu tư có chọn lọc nguồn vốn FDI, đưa hoạt động đầu tư nước ngoài chuyển sang giai đoạn mới.
Việt Nam và Singapore ngày càng gắn kết chặt chẽ trong lĩnh vực kinh tế, thương mại. Singapore hiện là đối tác thương mại lớn thứ 5 và là nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn thứ ba tại Việt Nam.
Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định năm 2022 là thời điểm thử thách cả Chính phủ và doanh nghiệp để cùng vượt qua khó khăn trên tinh thần “đồng cam cộng khổ,” “lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ."
Theo kế hoạch, Anh sẽ trình đề xuất tiếp cận thị trường của mình, bao gồm các mức thuế, với các thành viên của Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) trong 30 ngày tới.
Các ngoại trưởng của Mỹ và Nhật Bản khẳng định sự cần thiết của việc tăng cường khả năng ứng phó của liên minh hai nước, trong bối cảnh môi trường an ninh khu vực ngày càng nghiêm trọng hiện nay.
Cùng với sự chủ động về công nghệ sản xuất và nguyên liệu đầu vào, hoạt động chế biến, xuất khẩu gỗ tăng trưởng nhờ sức tiêu thụ hàng hóa của các quốc gia và vốn FDI vào Việt Nam ngày càng tăng.
Các học giả Canada đặc biệt ấn tượng với trường phái "ngoại giao cây tre Việt Nam," với "gốc vững, thân chắc, cành uyển chuyển," thấm đượm tâm hồn, cốt cách và khí phách của dân tộc Việt.