Ngoài việc thúc tiến độ, chất lượng các dự án thành phần cao tốc Bắc-Nam, Bộ Giao thông Vận tải cũng đang tập trung giải quyết các vướng mắc về mặt bằng, biến động giá và nguồn vật liệu công trình.
Trong ba dự án thành phần cao tốc Bắc-Nam thực hiện theo hình thức PPP, hai dự án Diễn Châu-Bãi Vọt và Nha Trang-Cam Lâm nhà đầu tư vẫn đang phải đàm phán với các tổ chức tín dụng để vay vốn.
Theo đề xuất của Bộ Giao thông Vận tải, dự kiến dự án đầu tư xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc-Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025 tổng mức đầu tư 118.672 tỷ đồng.
Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu các đơn vị tuyệt đối không được lơ là, chủ quan, mất cảnh giác, thiếu trách nhiệm trong việc thực hiện các quy định, chỉ đạo về phòng, chống dịch trên công trường.
Dự án cao tốc Cam Lâm-Vĩnh Hảo sau khi hoàn thành sẽ từng bước hình thành tuyến đường bộ cao tốc Bắc-Nam phía Đông, nâng cao năng lực vận chuyển hàng hóa và thông thương trong khu vực.
Ngoài việc chủ động các kịch bản, phương án ứng phó dịch, Bộ Giao thông Vận tải đã ghi nhận những điểm sáng về công tác giải ngân vốn đầu tư công, tăng tốc các dự án giao thông trọng điểm.
Dự án thành phần cao tốc Bắc-Nam đoạn Quốc lộ 45-Nghi Sơn dài 43km, có tổng mức đầu tư khoảng 5.534 tỷ đồng; dự án cao tốc đoạn Nghi Sơn-Diễn Châu dài 50km, tổng mức đầu tư khoảng 7.293 tỷ đồng.
Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo số 187/TB-VPCP ngày 16/7/2021 Kết luận của Phó Thủ tướng Lê Văn Thành tại cuộc họp về triển khai một số dự án đường bộ cao tốc giai đoạn 2021-2025.
Nếu trong tháng Bảy này không tháo gỡ được các thủ tục cấp phép khai thác các mỏ vật liệu đất đắp, một số dự án thành phần cao tốc Bắc-Nam có nguy cơ bị chậm tiến độ.
Bộ Giao thông Vận tải sẽ tăng cường kiểm tra, kiểm soát tốt hệ thống quản lý chất lượng tại từng dự án, kiên quyết xử lý các tổ chức, cá nhân có vi phạm về chất lượng công trình.
Dự án cao tốc Mỹ Thuận-Cần Thơ đang gặp khó khăn về vật liệu cát đắp nền đường và Bộ Giao thông Vận tải đã đề xuất cơ chế đặc thù để sớm tháo gỡ khó khăn nguồn vật liệu này.
Mặc dù dịch COVID-19 khiến nhiều dự án giao thông gặp khó nhưng nhờ sự chỉ đạo quyết liệt của Bộ Giao thông Vận tải nên tỷ lệ giải ngân vốn của ngành vẫn cao vượt trội so với bình quân của cả nước.
Hai đoạn tuyến cao tốc Cao Bồ-Mai Sơn và Cam Lộ-La Sơn khi đưa vào khai thác trong năm 2021 sẽ được vận hành hệ thống thu phí tự động không dừng vào tháng 4/2022.
Một gói thầu của đoạn cao tốc Quốc lộ 45-Nghi Sơn đi qua địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã lựa chọn được liên danh nhà đầu tư và sẽ sớm khởi công thi công trong tháng Sáu này.
Ngoài gói XL1 và XL4 đã chọn được nhà thầu, Ban Quản lý dự án 6 cũng tiến hành lựa chọn nhà thầu của 2 gói còn lại (XL2 và XL3) dự án cao tốc đoạn Nghi Sơn-Diễn Châu.
Những gói thầu đầu tiên của 2 dự án cao tốc Bắc-Nam đoạn Quốc lộ 45-Nghi Sơn và Nghi Sơn-Diễn Châu đã lựa chọn được doanh nghiệp xây lắp và chuẩn bị khởi công.
Việc giải phóng mặt bằng đối với dự án cao tốc Bắc-Nam đoạn qua địa bàn tỉnh Ninh Thuận rất khó khăn bởi có nhiều đoạn của tuyến cao tốc đi qua dính nhiều dự án đã đầu tư trước đây, cần phải di dời.
Để có mặt bằng bàn giao, UBND huyện Cái Bè đã thực hiện các bước vận động, thuyết phục và cuối cùng triển khai quyết định thu hồi thu hồi đất với các hộ chưa đồng ý nhận kinh phí bồi thường...
Khắc phục ảnh hưởng của dịch COVID-19 và đợt mưa lũ tại miền Trung năm 2020, các nhà thầu đã và đang huy động nhân lực, phương tiện để thi công đẩy nhanh tiến độ dự án cao tốc Cam Lộ-La Sơn.
Để đạt mục tiêu có khoảng 5.000km vào năm 2030, Bộ Giao thông Vận tải cũng đưa ra mục tiêu đầu tư hoàn thành thêm hàng loạt các tuyến đường bộ cao tốc.