Truyền thông Đức cho biết nghi can âm mưu tấn công bằng chất độc hóa học đã bị theo dõi sau khi một cơ quan tình báo nước ngoài cảnh báo về nguy cơ đối tượng này tiến hành một vụ khủng bố.
Các nhà điều tra cho biết đối tượng nam giới người Iran "bị tình nghi chuẩn bị thực hiện hành vi bạo lực nghiêm trọng đe dọa an ninh quốc gia bằng việc tích trữ chất độc xyanua và ricin."
Giai đoạn 2021-2026, dự án hỗ trợ cải thiện chất lượng sống của người khuyết tật tại 8 tỉnh bị phun rải chất da cam được USAID viện trợ không hoàn lại khoảng 65 triệu USD.
Thanh Hóa phát hiện 2.114 hồ sơ về chính sách ưu đãi cho người có công bị thiếu thành phần hoặc chưa đảm bảo điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định để hưởng chế độ.
Thượng tướng Nguyễn Văn Rinh kêu gọi các cấp, các đoàn thể và toàn dân tiếp tục quan tâm, giúp đỡ cả về vật chất và tinh thần để nạn nhân chất độc da cam vơi bớt nỗi đau, từng bước ổn định cuộc sống.
Vấn đề xã hội hóa trong công tác phổ biến, tuyên truyền, giáo dục các chính sách, pháp luật dành cho đối tượng nhiễm chất độc da cam hiện nay cũng chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra của Đảng, Nhà nước.
Trung ương Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam sẽ phối hợp xử lý nghiêm một số trường hợp đang thụ hưởng chế độ nhưng lại không đi bộ đội vào giai đoạn quân đội Mỹ phun rải chất độc hóa học.
Do những vướng mắc về chính sách, thủ tục, giấy tờ, đến nay ở huyện Thường Tín (Hà Nội) vẫn còn nhiều trường hợp F1, F3 chưa được hưởng chế độ của Đảng, Nhà nước đối với nạn nhân da cam.
VNMAC và MAG Việt Nam đã ký kết hợp tác nhằm chung tay khắc phục hậu quả bom mìn trên lãnh thổ Việt Nam, đây là tiền đề quan trọng để hai bên đi vào các nội dung hợp tác cụ thể.
Theo thống kê chưa đầy đủ, hiện cả nước có khoảng 75.000 nạn nhân thuộc thế hệ thứ 2; 35.000 nạn nhân thuộc thế hệ thứ 3; ở một số địa phương, hậu quả chất độc da cam đã di nhiễm sang thế hệ thứ 4.
Chất độc da cam làm cho 4,8 triệu người Việt Nam bị phơi nhiễm, hơn 3 triệu nạn nhân là thế hệ thứ 2, thứ 3 thậm chí là thứ 4 của họ tiếp tục nếm trải đau thương ngay cả khi chiến tranh đã lùi xa.
Việt Nam mong muốn các cơ quan chức năng của Hoa Kỳ tiếp tục hợp tác chặt chẽ hơn nữa trong lĩnh vực khắc phục hậu quả bom mìn, chất độc hóa học/dioxin như trong cam kết của lãnh đạo cấp cao hai nước.
Hai bên thể hiện quyết tâm trong việc không để tình hình dịch bệnh ảnh hưởng đến tiến độ hợp tác giữa Việt Nam-Hoa Kỳ về khắc phục hậu quả bom mìn và chất độc hóa học/dioxin sau chiến tranh.
Triển lãm giới thiệu gần 300 hình ảnh, tài liệu, hiện vật theo các chủ đề: thảm họa và nỗi đau; khắc phục hậu quả; vòng tay nhân ái và hành trình đấu tranh đòi công lý; khát vọng vươn lên.
Tuyên bố nhấn mạnh Tòa án Evry của Pháp đã đưa một quyết định không dựa trên các nguyên tắc của luật pháp quốc tế hiện hành và không có sự xem xét đầy đủ các yếu tố liên quan.
Tại cuộc gặp Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam ghi nhận những ý kiến của phía Việt Nam đồng thời khẳng định cam kết tiếp tục hỗ trợ Việt Nam trong thời gian tới.
Sau hơn 1 năm thực hiện, dự án xử lý ô nhiễm dioxin sân bay Biên Hòa, có tổng kinh phí hơn 390 triệu USD, được thực hiện trong khoảng 10 năm, đã đạt được nhiều thành tựu to lớn.
Thông qua phiên tòa này, được dư luận Pháp đánh giá là "lịch sử," bà Tố Nga và các tổ chức ủng hộ vụ kiện mong muốn thúc đẩy sự công nhận quốc tế về một "tội ác hủy diệt môi trường."
Một tòa án ở Pháp sẽ tổ chức phiên tranh tụng về vụ kiện của bà Trần Tố Nga đối với 14 công ty đa quốc gia về việc bán chất độc hóa học gây tổn hại nghiêm trọng sức khỏe nhiều người dân Việt Nam.