UAE khẳng định thế giới sẽ không thể đột ngột ngừng dùng hydrocarbon và từ nay cho đến năm 2030, ngành dầu khí sẽ cần đầu tư hơn 600 tỷ USD để đáp ứng nhu cầu của các nước.
Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres cho rằng kết quả Hội nghị COP26 là một sự thỏa hiệp, phản ánh những mối quan tâm, mâu thuẫn và ý chí chính trị trên thế giới ngày nay, tuy nhiên bước tiến này chưa đủ.
Thỏa thuận đã đặt trọng tâm "chưa từng có" vào tổn thất và thiệt hại theo nguyên tắc các nước giàu, vốn chịu trách nhiệm chính về sự nóng lên toàn cầu, nên bồi thường cho những nước nghèo bị tác động.
Thủ tướng Johnson nhấn mạnh đây là điều cần thiết trước khi hội nghị kết thúc và cho biết thêm "chúng ta sẽ không thể giải quyết hết mọi việc tại COP26, nhưng chúng ta có thể bắt đầu."
Tổng thống Joe Biden khẳng định Mỹ sẽ không tụt hậu trong cuộc chiến này mà sẽ thể hiện vai trò dẫn dắt và những cam kết khí hậu không chỉ dừng ở lời nói mà được thể hiện bằng hành động.
Chính phủ Australia dự kiến sẽ ban hành các khoản trợ cấp hoặc giảm thuế cho xe điện để giảm khoảng cách về giá "giữa các loại xe thông thường và xe ít khí thải."
Cựu Ngoại trưởng Hàn Quốc Yun Byung-se nhận định về cơ sở lý luận mà Mỹ xác định trong quan hệ với Hàn Quốc, Nhật Bản và tầm quan trọng của hàn gắn mối quan hệ giữa hai đồng minh Đông Bắc Á...
Tổng thống Mỹ nhấn mạnh giải quyết tình trạng biến đổi khí hậu là vấn đề có ý nghĩa sống còn đối với sự phát triển kinh tế và đang là vấn đề cấp bách, không còn thời gian để chần chờ.
COP26 được kỳ vọng là cơ hội sau cùng để các nhà lãnh đạo trên thế giới đưa ra kế hoạch hành động cụ thể nhằm giải quyết những vấn đề còn tồn tại kể từ khi ký Hiệp định Paris năm 2015.
HDBank và Affinity mong muốn hợp tác hiệu quả về hỗ trợ tài chính, đầu tư và nâng cao năng lực cũng như dành nguồn vốn cho sự phát triển của các doanh nghiệp có mục đích phục vụ nhu cầu xã hội.
Thủ tướng nước chủ nhà G20 Mario Draghi bày tỏ tin tưởng một mô hình kinh tế mới sẽ được hình thành để làm cho thế giới tốt đẹp hơn sau giai đoạn bị chia cắt bởi đại dịch COVID-19.
Với tốc độ như hiện nay, “ngân sách carbon” sẽ cạn kiệt trong 8 năm nữa, còn nếu mục tiêu là ấm lên thêm 2°C, “ngân sách carbon” sẽ kéo dài khoảng 25 năm.
Hội nghị được kỳ vọng có thể giúp các nước thành viên G20 đi đến những giải pháp thống nhất, đồng bộ trong việc tiếp tục ứng phó hiệu quả với những thách thức ngày càng nghiêm trọng đối với nhân loại.
Hiệp định Paris năm 2015 là một thành công mang tính biểu tượng cao trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu, tuy nhiên, thực hiện Hiệp định Paris như thế nào lại là cả một câu chuyện dài.
Theo báo cáo, Australia bị xếp hạng “thấp” nhất với điểm số kém ở hầu hết các hạng mục gồm cả việc thiếu chính sách năng lượng tái tạo hay kế hoạch loại bỏ dần việc dùng than trong sản xuất điện.
Thuế thu nhập doanh nghiệp tối thiểu sẽ nhắm vào các công ty thuộc sở hữu công và tư nhân có hơn 1 tỷ USD lợi nhuận hàng năm trong khoảng thời gian ba năm.
Sáng kiến Xanh Saudi được đưa ra trước thềm Hội nghị các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc (LHQ) về biến đổi khí hậu (COP26) sẽ diễn ra tại Glasgow (Anh) từ ngày 31/10-12/11.
Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế cho biết mục tiêu viện trợ 100 tỷ USD mỗi năm để chống biến đổi khí hậu vẫn còn rất xa khi mới chỉ có gần 80 tỷ USD được giải ngân vào năm 2019.
Hội nghị Nghị viện trù bị COP26 nằm trong chuỗi sự kiện trước thềm COP26, quy tụ các nhà lãnh đạo trên thế giới cùng phối hợp hành động để thúc đẩy việc thực hiện Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu.
Dự luật xây dựng cơ sở hạ tầng trị giá 1.000 tỷ USD và dự luật chống biến đổi khí hậu và phúc lợi xã hội 3.500 tỷ USD là biện pháp quan trọng trong chương trình nghị sự của Tổng thống Joe Biden.