Từ ngày 25/8 đến nay, Bình Phước test nhanh COVID-19 cho lái xe, phụ xe tại điểm kiểm soát tập trung trước khi vào khu công nghiệp, khu kinh tế, các chốt kiểm soát nội tỉnh, ghi nhận hơn 90 ca F0.
Ngày 26/9, Đào Minh Châu (sinh năm 1991, trú tại phường Xuân An, thành phố Phan Thiết) đã cố ý vượt qua một chốt kiểm soát phòng dịch COVID-19 của thành phố do không có giấy tờ hợp lệ.
Dù biết rõ bản thân không được ra khỏi phường Đông Hải (Ninh Thuận), sau khi nhậu xong, 2 đối tượng vẫn cố tình vượt chốt kiểm dịch, không chấp hành yêu cầu kiểm tra của lực lượng chức năng.
Các đơn vị chức năng có trách nhiệm bảo đảm giao thông thông suốt, hỗ trợ đưa đón người dân phía Nam về quê bảo đảm an toàn không để ùn tắc, lây lan dịch bệnh COVID-19.
Tỉnh Cao Bằng áp dụng quy định người vào tỉnh phải có giấy xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 bằng test nhanh có hiệu lực trong 24 giờ hoặc bằng phương pháp RT-PCR còn hiệu lực trong 72 giờ.
Lai Châu ghi nhận 2 trường hợp di chuyển từ Bình Dương trở về địa phương dương tính với SARS-CoV-2 trong khi Đà Nẵng test nhanh cho các đoàn người về qua địa bàn thành phố, phát hiện 2 ca dương tính.
Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục phát huy hiệu quả của mô hình điều trị 3 tầng, hạn chế tối đa số bệnh nhân trở nặng, kéo giảm tỷ lệ tử vong xuống mức thấp nhất có thể
Kể từ 0 giờ ngày 8/10, huyện Xuân Lộc chỉ giữ lại chốt kiểm soát do huyện thành lập (chốt ở xã Xuân Thành) và 2 chốt kiểm soát tại Khu công nghiệp huyện.
Trong lúc khai báo y tế, do xe ôtô tải của Đạo dừng đỗ ngay trên lòng đường, gây cản trở các phương tiện giao thông phía sau nên bị nhắc nhở. Sau đó, Đạo cố tình điều khiển xe bỏ chạy qua chốt.
Tổng công ty Vận tải Hà Nội đã huy động hàng chục xe buýt để đưa đón an toàn hơn 1.900 người dân từ các tỉnh phía Nam ra Hà Nội để về quê ở các tỉnh phía Bắc.
Chiều 5/10, vợ chồng anh N.Đ.T cùng con gái mới sinh đi từ Bình Dương về Bình Phước. Trên đường đi, vợ chồng anh đã tránh các chốt kiểm soát dịch bệnh và 3 người được phát hiện mắc COVID-19 sau đó.
Tại chốt kiểm soát cầu Bạch Đằng, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 thị xã Quảng Yên lắp đặt 4 cây khai bao y tế điện tử tự động dành cho nhóm công dân là lái xe tải vào địa bàn.
Nhằm qua mặt lực lượng chức năng khi đến Quảng Ninh, các đối tượng đã ngồi ở sàn dưới cùng ở giữa thùng xe, phía trên và trước, sau đều có các tấm ngăn cùng rất nhiều sọt chứa lợn.
Chỉ trong ngày mùng 4 đến sáng 5/10, lực lượng chức năng đã đưa khoảng 3.500 công dân của riêng tỉnh Gia Lai đi thực hiện cách ly tập trung; thực hiện dẫn nhiều đoàn với hàng ngàn người đi qua tỉnh.
Để được đón về quê, người dân (có hộ khẩu Lâm Đồng) phải có xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 trong vòng 48 giờ. Các huyện có người về sẽ bố trí xe chở đến nơi cách ly theo quy định.
Phó Chủ tịch UBND thành phố yêu cầu tiếp tục tập trung cao nhất cho công tác phòng, chống dịch COVID-19, không được lơ là; việc nới lỏng phải kèm theo siết chặt quản lý, kiểm tra xử lý nghiêm vi phạm.
UBND Thành phố Hồ Chí Minh đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo các chốt kiểm soát tạo điều kiện cho người dân có nhu cầu cấp thiết di chuyển từ TP Hồ Chí Minh đến các tỉnh, thành và ngược lại.
Sau hơn 3 tháng chống dịch, hàng trăm điểm chốt cách ly giữa các phường, xã và khu phố thuộc Thủ Dầu Một nay đã được dỡ bỏ, đường phố đã thông thoáng, người dân đi lại thoải mái hơn.
Hàng nghìn người, chủ yếu người dân của các tỉnh miền Tây đã tụ tập trước điểm chốt trên Quốc lộ 1A để tìm cách về quê sau khi Thành phố Hồ Chí Minh nới lỏng giãn cách.
Từ tối 30/9 đến rạng sáng 1/10, hàng nghìn người dân đã đi xe máy tập trung về điểm chốt khu vực giáp ranh với TP.HCM và Long An (thị trấn Tân Túc, huyện Bình Chánh) tuyến Quốc lộ 1A để về quê.