Nhiều tiểu thương chia sẻ ảnh hưởng của mưa lớn kéo dài trong nhiều ngày qua dẫn đến nguồn cung các loại rau xanh bị thiếu hụt, khiến giá rau tại các chợ dân sinh ở Hà Nội có xu hướng tăng trở lại.
Sau thời gian dài duy trì ở mức giá cao, nhiều loại hàng hóa thực phẩm tại các chợ dân sinh trên địa bàn thành phố Hà Nội đã ghi nhận mức giá tương xứng với đà giảm của mặt hàng xăng, dầu.
Ghi nhận tại các chợ truyền thống và hệ thống siêu thị lớn, nhiều mặt hàng hoa quả, trái cây tươi vào đầu vụ đang có mức giá phải chăng, phù hợp với điều kiện của đa số người tiêu dùng Thủ đô.
Trong bối cảnh nhiều mặt hàng thiết yếu tại các chợ dân sinh Hà Nội chưa “hạ nhiệt” như kỳ vọng, nhiều siêu thị đồng loạt triển khai các chương trình trợ giá nhằm san sẻ gánh nặng với người tiêu dùng.
Giá cả hàng hóa tại các chợ truyền thống dần ổn định sau thời gian chờ đợi “độ trễ” từ ảnh hưởng của giá xăng dầu. Điều này giúp người tiêu dùng phần nào “giãn cơ mặt” khi mua sắm các loại thực phẩm.
Trên địa bàn thành phố Hà Nội còn 31 chợ cóc lấn chiếm lòng đường, vỉa hè ảnh hưởng đến giao thông, làm mất mỹ quan đô thị, vệ sinh môi trường và không bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm...
Đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết từ năm 2030, Việt Nam sẽ cấm toàn bộ túi nylon, kể cả các khu chợ dân sinh cũng sẽ không còn túi nylon dùng một lần.
Sau nhiều tháng duy trì ở mức cao do ảnh hưởng từ giá xăng dầu, giá rau xanh ở các chợ dân sinh tại Hà Nội đã có dấu hiệu “giảm nhiệt.” Đây là tín hiệu vui, giảm bớt gánh nặng cho người tiêu dùng.
Giá rau xanh ở các chợ tại Hà Nội tiếp tục duy trì ở mức cao so với cùng kỳ tháng Ba do tại kỳ điều chỉnh 1/4, giá xăng chỉ giảm nhẹ hơn 1.000 đồng/lít, còn giá dầu tăng khoảng 1.500 đồng/lít.
Ghi nhận tại các chợ truyền thống trên địa bàn thành phố Hà Nội những ngày cuối năm, giá thực phẩm tăng mạnh, đặc biệt là nhóm các thực phẩm tươi sống do nhu cầu tăng cao của người dân.
Đến thời điểm này, giá cả thị trường hoa quả, thực phẩm tươi sống, hay các mặt hàng vàng mã, cá chép để cúng ông Công, ông Táo khá ổn định, hàng hóa dồi dào, không có tình trạng khan hàng, sốt giá.
Từ 2h30 ngày 26/10, chợ dân sinh Phùng Khoang (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) bắt đầu mở cửa hoạt động trở lại, sau gần 3 tháng tạm đóng cửa để đảm bảo công tác phòng, chống dịch COVID-19.
Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh định hướng thu hẹp dần các bệnh viện dã chiến theo lộ trình và sẽ thành lập khoa COVID-19 tại các bệnh viện đa khoa trên địa bàn thành phố.
Các hộ kinh doanh đều phải chấp hành nghiêm túc khuyến cáo “5K” của Bộ Y tế, luôn đeo khẩu trang, rửa tay sát khuẩn trước khi vào chợ; người bán chủ động giữ khoảng cách tối thiểu 2m với khách hàng.
Tuy giá lợn hơi ở khu vực miền Bắc có giá dưới 38.000 đồng/kg, nhưng giá thịt lợn bán lẻ tại Hà Nội - địa phương cần được cung cấp bổ sung nguồn lợn thịt từ các địa phương khác, vẫn ở mức khá cao.
Các mặt hàng thực phẩm, hải sản, rau củ quả tại các chợ rất phong phú và giá cả phải chăng; công tác phòng, chống dịch COVID-19 cũng được Ban quản lý các chợ quan tâm chú trọng.
Tại Hà Nội, chợ dân sinh đã được hoạt động trở lại, tuy nhiên không ít chợ vẫn đóng cửa, còn các chợ đã mở cửa trở lại thì hoạt động dè dặt, cầm chừng.
Đề xuất đưa tiểu thương tại các chợ dân sinh lên sàn thương mại điện tử được cho là một bước đi sáng suốt, phù hợp để triển khai rộng rãi trong trạng thái “bình thường mới.”
Các hệ thống siêu thị đã vào cuộc tiêu thụ hàng hóa nông sản của nông dân bị ùn ứ, do các chợ đầu mối, cửa hàng bán lẻ không hoạt động trong hơn 50 ngày Hà Nội thực hiện giãn cách phòng, chống dịch.
Do dịch diễn biến phức tạp nên nhiều chợ dân sinh phải ngừng hoạt động, một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bán lẻ đã triển khai mô hình "cửa hàng giãn cách không người bán."