Na Uy cam kết đưa các vấn đề về phụ nữ, hòa bình và an ninh trở thành ưu tiên hàng đầu trong tháng 1/2022, khi nước này tiếp quản vị trí Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.
Đại diện LHQ đánh giá cao Việt Nam đã đảm đương xuất sắc vai trò ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an nhiệm kỳ 2020-2021 với nhiều sáng kiến, đóng góp thiết thực cho các vấn đề toàn cầu.
Tờ The Washington Times của Mỹ nhận định Việt Nam đã thể hiện vai trò kiến tạo hòa bình ngày một lớn, cùng khả năng và sự tự tin ngày một lớn mạnh đối với vai trò hòa giải quan trọng trong ASEAN.
Các chủ đề lớn mà Việt Nam đưa ra thảo luận xuyên suốt trong tháng qua trên cương vị Chủ tịch Hội đồng Bảo an đều rất phù hợp, nhất là chủ đề về hợp tác giữa Liên hợp quốc với các tổ chức khu vực
Đại diện các nước thành viên Liên hợp quốc đánh giá cao các hoạt động ưu tiên của Việt Nam, đặc biệt là việc thúc đẩy sự quan tâm của Hội đồng Bảo an tới khía cạnh nhân đạo và bảo vệ thường dân.
Theo Đại sứ Đặng Đình Quý, thành quả lớn nhất của Việt Nam khi tham gia Hội đồng Bảo an là giữ được uy tín đất nước và hình ảnh của Việt Nam trong lòng bạn bè quốc tế.
Đại sứ Đặng Đình Quý đề nghị tất cả các bên liên quan cần đặt lợi ích của đất nước Somalia lên trên hết trong thực hiện một tiến trình chính trị do Somalia làm chủ và lãnh đạo.
Trên cương vị Chủ tịch Hội đồng Bảo an tháng 4/2021, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Phiên thảo luận mở Cấp cao về chủ đề “Tăng cường hợp tác giữa LHQ và các tổ chức khu vực."
Thông tin từ Bộ Ngoại giao cho biết ngày 19/4 tới, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc sẽ chủ trì phiên thảo luận trên cương vị Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc tháng 4/2021.
Tối 8/4, Việt Nam tổ chức Phiên họp cấp bộ trưởng về chủ đề "Khắc phục hậu quả bom, mìn và duy trì hòa bình bền vững: Tăng cường gắn kết để hiệu quả hơn," với sự chủ trì của Bộ trưởng Ngoại giao.
Đây là lần thứ 2 và cũng là lần cuối cùng Việt Nam đảm nhiệm vai trò Chủ tịch trong nhiệm kỳ Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020-2021.
Các nước gửi lời chúc mừng Việt Nam chính thức đảm nhiệm vị trí Chủ tịch, cảm ơn sự quan tâm và nỗ lực của Việt Nam trong việc đóng góp vào hoạt động của HĐBA.
Việt Nam nỗ lực tham gia tích cực, chủ động, có trách nhiệm, bảo đảm tính khách quan, minh bạch, xử lý khác biệt giữa các nước thành viên, cố gắng duy trì đoàn kết, đồng thuận để giải quyết vấn đề.
Trong lần thứ hai đảm nhiệm cương vị Chủ tịch HĐBA LHQ, Việt Nam được kỳ vọng sẽ thúc đẩy hơn nữa vai trò của mình và có cơ hội đóng góp nhiều hơn cho cộng đồng quốc tế.
Bắt đầu từ ngày 1/4/2021, Việt Nam sẽ lần thứ hai đảm nhiệm vị trí Chủ tịch luân phiên của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, đây là trọng trách rất quan trọng đối với Việt Nam.
Sau 2 tháng kết thúc nhiệm kỳ Chủ tịch, ngày 31/3, Việt Nam đã hoàn thành báo cáo và gửi Ban thư ký Liên hợp quốc để lưu hành thành tài liệu chính thức của Hội đồng Bảo an.
Đại sứ Bỉ tại Liên hợp quốc nhấn mạnh trong tháng Một vừa qua có rất nhiều phiên họp, nhiều sự kiện và Việt Nam với vai trò Chủ tịch của mình đã điều phối để tất cả diễn ra hết sức suôn sẻ và tốt đẹp.
Kết thúc thành công tháng đảm trách Chủ tịch Hội đồng Bảo an LHQ, Đại sứ Đặng Đình Quý, Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại LHQ khẳng định Việt Nam đã làm được những việc mà Việt Nam muốn làm.
Theo chương trình làm việc do Việt Nam đề xuất, Hội đồng Bảo an sẽ có 12 cuộc họp công khai, 15 cuộc họp kín thảo luận về nhiều vấn đề quốc tế và khu vực như tình hình Trung Đông, Syria, Yemen...
Ngày 1/1, Việt Nam chính thức đảm nhiệm vị trí ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020-2021, một bước tiến đáng tự hào nhưng cũng đem lại đầy thách thức.