Nhóm cổ phiếu dầu khí diễn biến rất tích cực. Các mã trụ cột trong nhóm như: BSR tăng 6,3%, PVS tăng 4,3%, GAS tăng 3,2%, PVD tăng 3,1%, PVB và PVC đều tăng 2,5%, PLX tăng 2,2%...
Giới phân tích từ các công ty chứng khoán nhận định tâm lý tích cực của nhà đầu tư có thể tiếp tục trong tuần từ 14-18/6, giúp VN-Index hướng đến mục tiêu 1.400 điểm.
Theo VDSC, động lực chính của thị trường vẫn là sự tham gia mạnh mẽ của nhà đầu tư cá nhân khi lãi suất tiền gửi ở mức thấp và mức sinh lời của thị trường chứng khoán hấp dẫn hơn nhiều.
Cuối phiên sáng 3/6, VN-Index tăng 16,5 điểm và lên 1.357,28 điểm - mức điểm cao lịch sử của chỉ số này trong khi khối lượng giao dịch đạt hơn 620,1 triệu đơn vị, tương ứng gần 20.296 tỷ đồng.
Theo CNBC, trong tháng Năm, bất chấp dịch bệnh COVID-19 tái bùng phát, thị trường chứng khoán Việt Nam tăng trưởng tốt nhất tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương với chỉ số VN-Index tăng tới 7,15%.
Trong phiên giao dịch sáng 31/5, cổ phiếu ngành chứng khoán đồng loạt tăng trần, trong đó có trong đó có ARG, VIG, CTG, CTS..., trong khi cổ phiếu ngân hàng và dầu khí cũng có diễn biến khá tích cực.
Chốt phiên giao dịch ngày 21/5, VN-Index tăng 5,71 điểm lên 1.283,93 điểm - mức điểm cao lịch sử của chỉ số này; thanh khoản đạt gần 699 triệu đơn vị, tương ứng giá trị hơn 23.677,4 tỷ đồng.
Nếu như đầu phiên sáng 17/5, sắc xanh lan tỏa trong nhóm VN30 thì đến cuối phiên sáng, sắc xanh đã dần được thay thế bằng sắc đỏ với 18 mã giảm giá, trong khi chỉ có 9 mã tăng giá.
Việc các cổ phiếu đầu ngành tăng mạnh đã kéo chỉ số VN30 tăng tới gần 19 điểm và đây cũng là động lực chính giúp chỉ số VN-Index vượt mốc 1.250 điểm trong sáng 10/5.
Chuyên gia từ Công ty cổ phần Chứng khoán KIS Việt Nam - KIS cho rằng rủi ro điều chỉnh do dịch COVID-19 khiến tâm lý thị trường thận trọng trong ngắn hạn, do đó, xu hướng tăng có thể bị đảo ngược.
Cuối phiên sáng 4/5, VN-Index giảm 9,96 điểm xuống 1.229,43 điểm. Khối lượng giao dịch đạt gần 472 triệu đơn vị, tương ứng hơn 13.137 tỷ đồng; toàn sàn có tới 309 mã giảm giá, chỉ có 93 mã tăng giá.
Chốt phiên giao dịch ngày 22/4, VN-Index giảm hơn 40 điểm xuống 1.227,82 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 770,3 triệu đơn vị, tương ứng hơn 20.663,3 tỷ đồng.
Theo nhận định của các công ty chứng khoán, dòng tiền vẫn chưa có dấu hiệu rút khỏi thị trường, đang luân chuyển giữa các nhóm cổ phiếu và giúp cân bằng thị trường trước áp lực chốt lời ngắn hạn.
Theo số liệu từ Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam, tháng 3/2021, thị trường chứng khoán Việt Nam có 113.875 tài khoản giao dịch chứng khoán được mở mới.
Diễn biến bán ròng mạnh ở Việt Nam trong tháng vừa qua nằm trong xu hướng yếu đi của dòng vốn tại khu vực châu Á, nhưng SSI nhận thấy các tín hiệu tích cực về dòng vốn ETF trong thời gian tới.
Theo ông Đỗ Ngọc Bảo, Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Chứng khoán Kiến thiết Việt Nam, yếu tố hỗ trợ thị trường chứng khoán vượt đỉnh thuyết phục đó là nền tảng kinh tế vĩ mô tăng trưởng tích cực.
Giới chuyên gia cho rằng xu hướng bán ròng của khối ngoại có thể còn kéo dài hết quý 2 nhưng không phải lúc nào khối ngoại cũng quyết định đúng, vì vậy việc bán ròng của khối ngoại là không đáng ngại.