Bất chấp suy thoái kinh tế toàn cầu do đại dịch COVID-19, các nước trên thế giới đã tăng cường củng cố năng lực quốc phòng, trong đó chi tiêu quân sự toàn cầu đã tăng 0,7% trong năm 2021.
Bộ Quốc phòng Romania nhấn mạnh nước này sẽ tiếp tục vận hành phi đội tiêm kích F-16 đã mua của Bồ Đào Nha và đẩy nhanh tiến độ mua thêm 32 máy bay F-16 từ Na Uy để thay thế cho máy bay MiG 21 đã cũ.
Tổng ngân sách quốc phòng năm 2023 của Mỹ sẽ lên tới 800 tỷ USD, mang lại cho các nhà sản xuất vũ khí Mỹ một nguồn thu sau khi dịch COVID-19 làm tắc nghẽn chuỗi cung ứng ngành hàng không vũ trụ.
Theo thỏa thuận, đảng Dân chủ mới (NDP) sẽ ủng hộ chính phủ thiểu số của Thủ tướng Justin Trudeau đến năm 2025, đổi lại chính phủ sẽ triển khai các chính sách quan trọng của NDP như nhà ở, khí hậu...
Nhật Bản thông quan khoản ngân sách lên tới 900 tỷ USD để hỗ trợ công tác phòng, chống dịch COVID-19 cũng như hỗ trợ an sinh xã hội và tăng chi tiêu quốc phòng.
Cuộc bỏ phiếu ràng buộc chính phủ của Thủ tướng Mario Draghi theo đuổi mục tiêu tăng ngân sách quốc phòng lên 37 tỷ euro (40,7 tỷ USD) mỗi năm trong vòng 3-4 năm tới.
Bên cạnh dành hơn 55 tỷ USD vào chi tiêu quân sự trong năm 2022, chính phủ Đức công bố kế hoạch thành lập “quỹ đặc biệt” trị giá 100 tỷ euro để hiện đại hóa lực lượng vũ trang từ năm nay.
Trong tuyên bố chung sau hội nghị thượng đỉnh, các nhà lãnh đạo EU nhất trí tăng cường khả năng phòng thủ, tăng chi tiêu quốc phòng và tăng cường hợp tác trong các dự án quân sự giữa các thành viên.
Theo Thủ tướng Thụy Điển Magdalena Andersson, tình hình an ninh tại các vùng xung quanh Thụy Điển đã xấu đi theo thời gian. Do đó, nước này cần tiếp tục củng cố năng lực quốc phòng.
Chuyên gia Fenella McGerty thuộc Viện IISS nhận định, nếu lạm phát vẫn tiếp tục xu hướng tăng cao trong thời gian tới, điều đó sẽ tạo áp lực cho cả ngân sách quốc phòng và chi tiêu quốc phòng.
Đạo luật Chi tiêu quốc phòng 2022 tăng hơn 5% so với năm trước, trong đó có các khoản chi tăng lương cho quân nhân, mua sắm thêm vũ khí và đối phó với những nguy có địa chính trị từ bên ngoài.
Tổng chi tiêu quốc phòng của các nước EU, ngoại trừ Đan Mạch do không tham gia các dự án quân sự của EU, đạt mức 198 tỷ USD, tăng 5% so với mức của năm 2019.
Theo Bộ trưởng Quốc phòng Australia, việc đóng mới 8 tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân sẽ khiến chi tiêu quốc phòng của nước này tăng mạnh, ước tính cao hơn 0,3% so với mức 2,2% GDP hiện nay.
LDP cam kết tăng cường an ninh kinh tế, một vấn đề mà tân Thủ tướng Nhật Bản Kishida đang nỗ lực thúc đẩy trong bối cảnh cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc trên lĩnh vực công nghệ ngày càng gay gắt.
Kể từ năm 2010, chi tiêu quốc phòng của Malaysia đã giảm từ 1,5% GDP vào năm 2010 xuống còn 1% vào năm 2020, đồng nghĩa với việc RMAF không thể nhanh chóng hiện đại hóa các tài sản của mình.
Theo báo cáo, tổng chi tiêu dành cho quân sự của 30 nước thành viên NATO trong năm 2020 đã lên tới 1.028 tỷ USD, trong đó Mỹ vẫn đóng góp phần lớn với 71%.
Hàn Quốc sẽ "gánh vác" 1.183 nghìn tỷ won trong năm 2021, tăng so với mức 1.038 nghìn tỷ won trong năm 2019 để duy trì lực lượng Mỹ tại Hàn Quốc (USFK) gồm 28.500 binh sỹ.
Là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới và quốc gia đông dân nhất, chi tiêu quốc phòng bình quân đầu người của Trung Quốc trong năm nay sẽ ở mức dưới 1.000 nhân dân tệ/người (tương đương 154 USD/người).
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin khẳng định thông điệp của Tổng thống Biden rằng Mỹ dự định khôi phục mối quan hệ với NATO và cam kết tuân thủ việc phòng thủ tập thể theo Điều 5 Hiến chương NATO.