Trong cuộc gặp Bộ trưởng Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản, Bộ trưởng Bộ Thương mại Trung Quốc đã hối thúc Nhật Bản "sửa sai" trong việc áp đặt kiểm soát xuất khẩu chip.
Nhật Bản và Mỹ sẽ khuyến khích các trung tâm nghiên cứu chất bán dẫn của hai nước hợp tác với nhau nhằm tạo ra một lộ trình phát triển công nghệ và nguồn nhân lực liên quan đến chip bán dẫn.
Thủ tướng Kishida nhấn mạnh quan hệ Nhật-Mỹ là "hòn đá tảng" cho hòa bình khu vực, trong khi Tổng thống Biden nêu rõ liên minh giữa 2 nước đóng vai trò quan trọng đảm bảo an ninh chung của thế giới.
Cụm công nghiệp sản xuất chip bán dẫn hệ thống công nghệ cao quy mô lớn nhất thế giới, rộng 7,1 triệu m² được quy hoạch tại thành phố Yongin, tỉnh Gyeonggi với nguồn vốn tư nhân lên tới 230,65 tỷ USD.
Năm 2022, Hyundai có doanh số bán xe toàn cầu là 6.845.000 chiếc, đứng thứ ba sau tập đoàn Toyota của Nhật Bản với 10.483.000 chiếc và tập đoàn Volkswagen của Đức giữ vị trí số hai với 8.481.000 xe.
Thứ trưởng Tài chính Mỹ Wally Adeyemo nêu rõ với quy mô nhóm tham gia gồm 30 nước, chiếm hơn 50% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu, gói trừng phạt mới sẽ tiếp tục cô lập Moskva.
Nhật Bản và Mỹ nhất trí tìm cách sớm phát triển chip bán dẫn thế hệ mới và mở rộng hợp tác trong các lĩnh vực công nghệ then chốt mới nổi, bao gồm cả máy tính lượng tử.
Chỉ số lòng tin doanh nghiệp tại Hàn Quốc trong ngành công nghiệp đạt 70 điểm, giảm 4 điểm, trong đó, lĩnh vực chế tạo là 68 điểm, giảm 1 điểm, lĩnh vực phi chế tạo là 72 điểm, giảm tới 5 điểm.
Chính quyền Hong Kong đặt mục tiêu thu hút khoảng 100 công ty công nghệ và đổi mới tiêu biểu có tiềm năng phát triển cao đến mở trụ sở tại Hong Kong trong vòng 5 năm tới.
Lợi nhuận hoạt động của Samsung Electronics từ tháng 7-9/2022 đã giảm từ 15.800 tỷ won (11,1 tỷ USD) của cùng kỳ năm ngoái xuống 10.000 tỷ won (7 tỷ USD), tuy nhiên doanh số bán hàng vẫn tăng 3,79%.
Cổ phiếu của Alibaba và Tencent giảm lần lượt 3,3% và 1,7%; SMIC giảm 3,8%; NAURA giảm 10% và công ty bán dẫn Hua Hong giảm mạnh 9,5% sau khi Mỹ siết chặt xuất khẩu chip bán dẫn sang Trung Quốc.
Chính phủ Ấn Độ sẽ hỗ trợ các nhà máy sản xuất chất bán dẫn 50% chi phí xây dựng các cơ sở đóng gói, trước đó, các nhà máy này đã được chính phủ hỗ trợ 30-50% chi phí xây dựng ban đầu.
Theo Đạo luật Khoa học và CHIP, Mỹ sẽ dành 280 tỷ USD trong 10 năm tới nhằm thúc đẩy các nhà sản xuất chất bán dẫn trong nước cũng như các ngành chế tạo công nghệ cao khác.
Hãng sản xuất ôtô Honda cho rằng việc cắt giảm sản lượng tại Nhật Bản do chậm trễ trong khâu tiếp nhận phụ tùng và logistics bởi COVID-19 và thiếu hụt chất bán dẫn.
Sắc lệnh của Tổng thống Biden đặt ra 6 ưu tiên chính để hướng dẫn triển khai và thiết lập một hội đồng thực hiện Đạo luật Khoa học và CHIPS liên ngành gồm 16 thành viên.
Với 243 phiếu thuận và 187 phiếu chống, dự luật trị giá 280 tỷ USD nhằm hỗ trợ ngành sản xuất chip bán dẫn trong nước đã được Hạ viện Mỹ phê chuẩn và sẽ chờ Tổng thống Mỹ Joe Biden ký ban hành.
Thượng viện Mỹ đã bỏ phiếu thông qua dự luật trị giá 280 tỷ USD để hỗ trợ ngành sản xuất chip bán dẫn trong nước và cung cấp hàng chục tỷ USD cho nghiên cứu khoa học.