Chiều 24/9, Phòng Cảnh sát hình sự, Công an tỉnh Tiền Giang cho biết đang làm việc với 6 đối tượng có biểu hiện của hoạt động cho vay lãi nặng và ném chất bẩn xảy ra trên địa bàn thành phố Mỹ Tho.
Bị cáo Phùng Anh Lê cho rằng mình bị oan sai, bị cáo không nhận tiền hối lộ, nhưng HĐXX nhận định việc truy tố bị cáo là đúng người, đúng tội, tuyên án bị cáo Lê 7 năm 6 tháng tù về tội “Nhận hối lộ”.
Trong khoảng thời gian từ tháng Hai đến tháng Năm năm 2022, 4 bị can lần lượt cho bà Y. vay tổng cộng 550 triệu đồng với lãi suất từ 365-730%/năm và thu lợi bất chính hơn 130 triệu đồng.
Công an quận Hà Đông vừa bắt giữ 5 đối tượng, thu giữ sổ sách thể hiện số tiền các đối tượng cho khách vay lên tới hàng tỷ đồng với lãi suất cho vay từ 146%/năm đến 152%/năm.
Đã có khoảng 159.000 khách hàng vay tiền qua các ứng dụng Vndong, Hitien, Zdong, Hvay với tổng số tiền 1.802,1 tỷ đồng; số tiền đã giải ngân là 659,6 tỷ đồng; lượng tiền chiếm hưởng là 322,6 tỷ đồng.
Bộ Thông tin và Truyền thông đã áp dụng các hệ thống kỹ thuật riêng điều phối các nhà mạng viễn thông ngăn chặn, xử lý 15 website giả mạo công ty tài chính chính thống để thực hiện hành vi lừa đảo.
Đối tượng Nguyễn Tiến Toàn khai nhận đã cho những người khó khăn về tài chính ở huyện Tân Uyên và huyện Than Uyên vay với lãi suất từ 5.000-7.000 đồng/1triệu/ngày, tương đương lãi suất 183%/năm.
Qua đấu tranh khai thác và phân loại đối tượng, cơ quan Công an làm rõ, xác định được người điều hành chính hệ thống cho vay, đòi nợ ở Việt Nam là Nguyễn Quang Vũ, trú tại phường Ngọc Thụy, Long Biên.
Người vay chỉ cần chụp ảnh chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân và thế chấp bằng danh bạ điện thoại là có thể vay số tiền từ 20-30 triệu đồng mà không cần gặp mặt.
Bị cáo có nhân thân tốt, lần đầu phạm tội và đã thành khẩn khai báo, do đó Hội đồng xét xử chấp nhận kháng cáo của bị cáo Phạm Thanh, xử phạt bị cáo 8 năm tù về tội "Cưỡng đoạt tài sản."
Nguyễn Văn Thuận trú tại xã Duyên Thái, huyện Thường Tín, Hà Nội, đã cho nhiều khách vay tiền với lãi suất "cắt cổ" đồng thời tổ chức đánh bạc bằng hình thức cá độ và ghi lô đề.
Theo cơ quan Công an, với 12 giấy Hiếu cho vay tiền thu giữ được, tính ra lãi suất lên tới 25-32%/tháng; số tiền lãi Hiếu thu bất hợp pháp của người vay gần 17 triệu đồng.
Nguyễn Thị Nhật cho anh Nguyễn Huy C vay tiền nhiều lần, với tổng số tiền là 550 triệu đồng, lãi suất 5.000 đồng/1 triệu đồng/1 ngày (tương đương 180%/năm), thu lợi bất chính 207 triệu đồng.
Theo kết quả điều tra ban đầu, Lê Văn Tuấn, trú tại phường Nghĩa Phú, thành phố Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông, đã cho hơn 500 lượt người vay nặng lãi với tổng số tiền là trên 52 tỷ đồng.
Từ năm 2018 đến nay, các đối tượng đã cho hơn 500 lượt người tại thành phố Đồng Hới, Bố Trạch, Quảng Trạch và Ba Đồn vay tiền với lãi suất từ 110-228%/ năm, tổng số tiền giao dịch 5 tỷ đồng.
Phạm Thanh - từng là một "đại gia" nổi tiếng tại thành phố Đà Nẵng - có hành vi uy hiếp tinh thần, đánh đập để buộc bà Đào Thị Như Lệ viết và ký các giao dịch đặt cọc, xác nhận nợ.
Trịnh Anh Xuân yêu cầu người vay phải viết giấy vay tiền, không ghi lãi suất mà thỏa thuận cho vay bằng hình thức tín chấp để người vay ký nhận hoặc điểm chỉ.
Để đối phó với các cơ quan chức năng, đối tượng hoạt động tín dụng đen chuyển hướng lập các doanh nghiệp núp bóng, cho vay trực tuyến, vay qua ứng dụng, lập các tài khoản hội nhóm trên mạng xã hội.
Từ năm 2017 đến nay tại thành phố Tuyên Quang xuất hiện đường dây đánh bạc, tổ chức đánh bạc và cho vay lãi nặng hoạt động với quy mô rất lớn, gây bức xúc trong dư luận.