Giám đốc Rospotrebnadzor, bà Anna Popova cho biết các biến thể virus SAR-CoV-2 hiện tại và có thể xuất hiện trong tương lai làm suy giảm rất ít hiệu quả của vaccine Nga.
Cùng với vaccine Sputnik V, Bộ Y tế Campuchia cũng cấp phép sử dụng khẩn cấp 4 loại vaccine khác do Nga sản xuất là CoviVac, Sputnik-Light, IMB SRC Vector và EpiVacCorona.
Giai đoạn 2 của thử nghiệm lâm sàng triển khai tại huyện Vũ Thư, Thái Bình với số lượng 375 tình nguyện viên, tiêm 2 nhóm liều 3mcg và 6 mcg và và vaccine AstraZeneca (thay vì giả dược như lần 1).
Theo một số chuyên gia, hiệu quả bảo vệ của vaccine Nano Covax có thể tương đương với nhiều vaccine COVID-19 khác trên thế giới, riêng với biến chủng Delta, hiệu quả bảo vệ đạt khoảng 75%.
Vaccine COVID-19 trong nước đang thử nghiệm lâm sàng được xem xét cấp giấy đăng ký lưu hành có điều kiện khi đã có kết quả đánh giá giữa kỳ giai đoạn 3 về tính an toàn và hiệu quả bảo vệ.
Ngày 18-19/8, tại Trung tâm Y tế huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình, hơn 130 tình nguyện viên được tiêm liều 1 vaccine COVIVAC phòng COVID-19 trong chương trình thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 2 vaccine này.
Tiến sỹ Dương Hữu Thái, Viện trưởng Viện Vaccine và Sinh phẩm Y tế trực thuộc Bộ Y tế (IVAC), chia sẻ ưu điểm của vaccine COVIVAC là được sản xuất bằng công nghệ trứng gà có phôi.
Thái Bình là địa phương duy nhất trong cả nước được lựa chọn tiến hành thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 2 vaccine Covivac, dự kiến trong ngày 18/8 sẽ tiêm cho khoảng 80 tình nguyện viên.
Vaccine COVIVAC là vaccine phòng COVID-19 "made in Vietnam" thứ 2 tại Việt Nam được Bộ Y tế cấp phép thử nghiệm lâm sàng, sau NanoCovax của Công ty Nanogen.
Bộ Chính trị, Chính phủ, Bộ Y tế cùng các bộ, ngành liên quan, các tổ chức... cùng đồng lòng thực hiện nhiều biện pháp nhằm sớm có nguồn vaccine chất lượng để sử dụng rộng rãi nhất cho người dân.
Theo các chuyên gia y tế và xu hướng chung của thế giới, thị trường vaccine Việt Nam được dự báo là một thị trường lớn, có tốc độ phát triển cao trong những năm tới.
Giai đoạn 2 của thử nghiệm lâm sàng sẽ triển khai tại huyện Vũ Thư, Thái Bình với số lượng 375 tình nguyện viên, tiêm 2 nhóm liều 3mcg và 6mcg và và vaccine AstraZeneca (thay vì giả dược như lần 1).
Ngày 10/8, vaccine COVID-19 "made in Vietnam" COVIVAC bắt đầu được thử nghiệm giai đoạn 2 và sẽ triển khai tại huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình với 375 tình nguyện viên.
Tính đến chiều 9/8, tổng số liều vaccine đã được tiêm tại Việt Nam là 9.405.819 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 8.460.013 liều, tiêm mũi 2 là 945.806 liều.
Hội đồng đạo đức của Bộ Y tế đã họp đánh giá giai đoạn 1 của vaccine COVID-19 Covivac của Việt Nam an toàn, dung nạp tốt, có tính sinh miễn dịch, đủ điều kiện chuyển sang giai đoạn 2.
Việt Nam hiện có 2 ứng viên vaccine đang thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 2-3 và các cơ quan chức năng đang trong quá trình cân nhắc xem xét tiến tới cấp phép khẩn cấp cho vaccine NanoCovax.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ, cơ quan liên quan phải dành sự quan tâm đặc biệt để nhanh nhất, sớm nhất có thể sản xuất được vaccine phòng COVID-19 trong nước.