Reuters dẫn lời một quan chức cấp cao của Chính phủ Mỹ cho biết các biện pháp trừng phạt mới của Washington nhằm vào dự án Dòng chảy phương Bắc 2 sẽ là "đòn chí mạng" sau hàng loạt biện pháp trước đó.
Tàu Fortuna treo cờ Nga bắt đầu vận hành ở khu vực cách điểm đất liền của Đức ở Lubmin gần Greifswald (bang Mecklenburg-Vorpommern) khoảng 70 km về phía Đông Bắc.
Các quan chức hàng hải của Đức đã đưa ra cảnh báo đối với tàu thuyền tránh khu vực Biển Baltic từ 5-31/12, đây là nơi các đoạn đường ống cuối cùng của dự án "Dòng chảy phương Bắc" đang được lắp đặt.
Theo quyền Đại sứ Mỹ tại Đức Robin Quinville, Dòng chảy phương Bắc 2 không chỉ là một dự án kinh tế đơn thuần mà có thể là công cụ chính trị của Moskva, tiềm ẩn nguy cơ gây chia rẽ châu Âu.
Theo Báo Độc lập, Moskva vừa lập nhóm gìn giữ hòa bình mới ở Nam Caucasus (Nagorny-Karabakh), đồng thời chuẩn bị ký một thỏa thuận với Sudan về việc lập một căn cứ hải quân Nga trên lãnh thổ nước này.
Mỹ và Nga hầu như không bán hoặc mua tài nguyên của nhau, cũng không có bất cứ dự án năng lượng chung nào, tuy nhiên năng lượng vẫn là nguồn gây bất đồng thường xuyên trong quan hệ giữa hai nước.
Các biện pháp trừng phạt nói trên dự kiến được đưa vào Đạo luật Ủy quyền quốc phòng của Mỹ, nhằm vào những công ty tạo điều kiện xây dựng đường ống dẫn khí đốt.
Nga đưa ra chỉ trích sau khi Mỹ thông báo sẽ trình một báo cáo lên Quốc hội nước này về những biện pháp trừng phạt các tàu liên quan hoạt động lắp đặt đường ống cho Dòng chảy phương Bắc 2.
Gazprom của Nga bị phạt 7,6 tỷ USD vì đã xây dựng đường ống Dòng chảy phương Bắc 2, dẫn khí đốt từ Nga sang Đức, mà không được sự chấp thuận của cơ quan UOKiK.
Dự án Dòng chảy phương Bắc 2 trị giá gần 11 tỷ USD và khi hoàn tất có thể tăng gấp đôi mức vận chuyển lượng khí tự nhiên từ Nga tới Đức, nền kinh tế lớn nhất châu Âu, qua lòng biển Baltic.
Chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Đức hứa hẹn trách nhiệm và sự can dự lớn hơn tại châu Á, bao gồm tăng cường hợp tác, triển khai quân sự, tham gia các diễn đàn do ASEAN dẫn dắt.
Các thủ hiến cho rằng Dòng chảy phương Bắc 2 là dự án có ý nghĩa quan trọng đối với Đức và nhiều nước châu Âu trong việc đảm bảo an ninh năng lượng, do vậy, việc ủng hộ là đúng đắn và phù hợp.
Tổng thống Áo Bellen cho rằng không cần thiết phải xem xét lại dự án Dòng chảy phương Bắc 2 đưa khí đốt từ Nga qua Biển Baltic tới châu Âu vì những hoài nghi liên quan vụ việc của ông Navalny.
Thủ hiến bang Mecklenburg-Vorpommern của Đức, bà Manuela Schwesig, cũng chỉ trích ý tưởng nhập khẩu khí đốt khai thác bằng công nghệ bẻ gãy thủy lực (fracking) của Mỹ như giải pháp thay thế.
Các nước châu Âu đã lên tiếng chỉ trích chính sách "bắt nạt" của Mỹ, sau khi Washington đe dọa áp đặt trừng phạt nhằm vào các công ty liên quan đến dự án khí đốt Dòng chảy Phương Bắc 2.
Khi hoàn thành, Dự án Dòng chảy Phương Bắc 2" trị giá 11 tỷ USD dự kiến sẽ tăng gấp đôi mức vận chuyển lượng khí tự nhiên từ Nga tới Đức, nền kinh tế lớn nhất châu Âu, qua lòng biển Baltic.
Theo trang mạng politico.eu, nỗ lực nhằm hủy hoại dự án xây dựng đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy phương Bắc 2 của Nga mà Mỹ thúc đẩy đang đe dọa kéo theo cả Liên minh châu Âu (EU).
Theo Giám đốc OGTSU, do không có hợp đồng cung cấp khí đốt cho Ukraine, tập đoàn khí đốt Gazprom của Nga đã bắt đầu tháo dỡ đường ống trên lãnh thổ Nga gần biên giới với Ukraine.