Nga chịu thiệt hại từ tình trạng rò rỉ bởi trong khi giá khí đốt đắt đỏ thì xảy ra sự cố rò rỉ khí đốt và 50% lượng khí rò rỉ này vốn đã được lên kế hoạch cung cấp cho thị trường trong nước.
Chủ tịch EC Michel nhận định dường như hành động phá hoại là "nhằm tiếp tục gây bất ổn nguồn cung năng lượng cho EU," đồng thời nhấn mạnh những kẻ gây ra vụ việc sẽ phải hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Cảnh sát Thụy Điển đã mở một cuộc điều tra sơ bộ về nghi vấn phá hoại liên quan đến sự cố rò rỉ xảy ra trên 2 đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy phương Bắc 1 và Dòng chảy phương Bắc 2.
Công ty điều hành đường ống Dòng chảy phương Bắc 2 nhận định việc đường dẫn khí đốt giảm áp suất đột ngột nhiều khả năng xuất phát từ một vụ rò rỉ, trong khi nhà chức trách đang nỗ lực làm rõ vấn đề.
Trong một tuyên bố ngày 26/9, Bộ Kinh tế Đức cho biết Chính phủ nước này không rõ nguyên nhân làm giảm áp suất đột ngột trong đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy phương Bắc 2, vốn đã bị dừng hoạt động.
Tổng thống Mexico đã đề nghị tăng cường hợp tác trong bối cảnh châu Âu đang đối mặt với cuộc khủng hoảng năng lượng sau khi Nga siết nguồn cung khí đốt liên quan đến cuộc xung đột với Ukraine.
Tập đoàn năng lượng Gazprom của Nga cho biết sẽ vận chuyển 42,4 triệu m3 khí đốt cho châu Âu qua Ukraine trong ngày 20/9, tương đương với mức của những ngày gần đây.
Phóng viên TTXVN tại Berlin dẫn số liệu của Cơ quan Kiểm kê Kho trữ Khí đốt châu Âu (AGSI), công bố ngày 20/9 cho biết các kho dự trữ khí đốt ở Đức đã được lấp đầy hơn 90%.
Đức đã thực hiện một số sáng kiến nhằm đa dạng hóa nguồn cung khí đốt sau khi bị chỉ trích vì từ chối nhập năng lượng từ Nga để phản đối chiến dịch quân sự ở Ukraine.
Bộ trưởng Năng lượng Nga cho hay Nga và Trung Quốc sẽ sớm ký các thỏa thuận về việc cung cấp "50 tỷ m3 khí đốt" mỗi năm qua đường ống Thế lực châu Á Siberia 2 trong tương lai.
Thư ký báo chí của Tổng thống Nga, ông Dmitry Peskov, cho rằng nhu cầu đối với khí đốt của Nga ở những khu vực đang phát triển nhanh hoàn toàn có thể bù đắp được lượng khí đốt sụt giảm ở châu Âu.
Việc Nga cắt giảm khí đốt sẽ gây tổn thương cho châu Âu trong ngắn hạn, nhưng đó cũng là điều tốt bằng việc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi “xanh” của châu lục này.
Thứ trưởng Bộ Năng lượng Nga Alexander Novak cho biết kế hoạch của các quốc gia G7 nhằm áp giá trần đối với dầu của Nga sẽ gây ra “sự không chắc chắn” trên thị trường toàn cầu.
Theo dữ liệu của Refinitiv Eikon, Na Uy đã trở thành nhà cung cấp khí đốt lớn nhất châu Âu trong năm nay, thậm chí vượt Nga trước khi đường ống Nord Stream 1 ngừng hoạt động vào tuần trước.
Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov tuyên bố chính các quyết định của lãnh đạo các nước châu Âu là nguyên nhân khiến đường ống khí đốt Dòng chảy phương Bắc 1 phải dừng hoạt động.
Giá khí đốt của châu Âu đã tăng vọt tới 30%, tới 272 euro/MWh thời điểm mở phiên ngày 5/9 sau khi Nga thông báo đường ống dẫn khí đốt Nord Stream 1 gặp sự cố dẫn đến phải ngừng hoạt động.
Mối lo ngại về giá năng lượng tăng vọt khiến tỷ giá đồng euro so với đồng USD lần đầu tiên đã giảm xuống dưới mức thấp nhất trong vòng 20 năm qua trong phiên giao dịch ngày 5/9.