Giới phân tích dự đoán sự khởi sắc của giá dầu nhờ lực đẩy từ thỏa thuận nâng trần nợ công chỉ diễn ra trong thời gian ngắn, trong bối cảnh Fed có khả năng tăng lãi suất tại cuộc họp vào tháng Sáu.
Giới chuyên gia cho rằng giá dầu được tiếp sức nhờ những dấu hiệu lạc quan về nhu cầu xăng dầu trong dịp nghỉ lễ cuối tuần tại Mỹ, cũng như các cuộc đàm phán việc nâng mức trần nợ công của nước này.
Dự trữ dầu thô hàng tuần của Mỹ đã bất ngờ giảm mạnh 12,5 triệu thùng xuống còn 455,2 triệu thùng do nhập khẩu giảm, trái ngược với dự đoán tăng 800.000 thùng của các nhà phân tích.
Khép lại phiên 23/5, giá dầu Brent Biển Bắc tăng 85 xu Mỹ, hay 1,1%, lên 76,84 USD/thùng, trong khi giá dầu thô ngọt nhẹ Mỹ (WTI) tăng 86 xu Mỹ, hay 1,2%, lên 72,91 USD/thùng.
Giám đốc điều hành Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) Fatih Birol cho biết IEA không nhận thấy việc tăng cường thực thi mức giá trần sẽ ảnh hưởng đến nguồn cung dầu và nhiên liệu toàn cầu.
Viện Dầu khí Việt Nam dự báo trong kỳ điều hành ngày 22/5, giá xăng E5 RON92 có thể tăng 223 đồng/lít lên mức 20.353 đồng/lít; xăng RON95 có thể tăng 598 đồng/lít lên mức 21.598 đồng/lít
Báo cáo của các nước đệ trình lên IMO cho hay hàng trăm tàu chở dầu phi pháp trên biển đã gây phương hại tới trật tự quốc tế, làm gia tăng nguy cơ ô nhiễm đối với các quốc gia ven biển.
Triển vọng lạc quan về các cuộc đàm phán trong vấn đề nâng trần nợ sau cuộc gặp thứ hai giữa Tổng thống Joe Biden và các nhà lãnh đạo Quốc hội đã giúp giá dầu kỳ hạn tăng trong phiên 17/5.
Trong báo cáo hàng tháng mới nhất, Cơ quan Năng lượng Quốc tế cho biết xuất khẩu của Nga đã tăng 50.000 thùng/ngày lên 8,3 triệu thùng/ngày trong tháng trước.
Giá dầu Brent giảm xuống 76,41 USD/thùng, chấm dứt chuỗi ba phiên tăng trước đó, sau khi số liệu lạm phát củng cố đồn đoán Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có thể tăng lãi suất cao hơn nữa.
Trong bối cảnh quan ngại về nguy cơ suy thoái kinh tế đã phần nào lắng dịu, giá dầu thô kỳ hạn đã tăng mạnh ở thời điểm chốt phiên ngày 8/5. Trong khi đó, đồng USD tăng so với đồng euro và yen.
Theo Cơ quan Thống kê Canada ngày 4/5, nước này công bố thặng dư thương mại hàng hóa trong tháng Ba vừa qua là 972 triệu CAD (khoảng 728,5 triệu USD) do nhập khẩu giảm nhiều hơn xuất khẩu.
Với quyết định giảm giá bán dầu thô cho các quốc gia châu Á của Saudi Arabia, kể từ tháng 6, giá dầu thô nhẹ Arab giảm 0,25 USD/thùng so với OSP đối với Mỹ đang ở mức 6,25 USD/thùng.
Phó Thủ tướng Novak nhấn mạnh Nga đặt mục tiêu giảm sản lượng khai thác tự nguyện nói trên từ nay đến cuối năm 2023. Việc giám sát hoạt động này sẽ do các nguồn độc lập tiến hành.
Giá dầu Brent và dầu WTI đều giảm tuần thứ 2 liên tiếp, riêng dầu Brent ghi nhận 4 tháng lao dốc liên tiếp do dữ liệu kinh tế đáng thất vọng của Mỹ và sự bất định về các đợt nâng lãi suất tiếp theo.
Hoạt động sản xuất và xuất khẩu dầu của Nga vẫn tăng trưởng bất chấp các lệnh trừng phạt, do nước này đã chuyển hướng xuất khẩu dầu từ các thị trường truyền thống ở châu Âu sang Trung Quốc và Ấn Độ.
Sức ép từ đồng USD mạnh lên, bên cạnh việc giới đầu tư cân nhắc khả năng Fed tăng lãi suất vào tháng 5 và làm giảm hy vọng phục hồi của Mỹ đã khiến giá dầu giảm ngay trong phiên giao dịch đầu tuần.
Cuộc thảo luận Nga-Saudi Arabia diễn ra sau khi đầu tháng này, OPEC+ bất ngờ thông báo tiếp tục cắt giảm sản lượng dầu khoảng 1,16 triệu thùng/ngày để phòng ngừa những bất ổn trên thị trường thế giới.
Theo một quan chức, G7 và Australia sẽ giữ nguyên mức giá 60 USD/thùng đối với dầu mỏ vận chuyển qua đường biển của Nga, dù giá dầu thô toàn cầu đang tăng