Giá dầu thô Brent giao kỳ hạn tăng 52 xu Mỹ lên 107,14 USD/thùng, sau khi tăng 2,22 USD vào ngày 27/7, trong khi giá dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) lại giảm 84 xu Mỹ xuống 96,42 USD/thùng
Khép lại phiên 27/7, giá dầu Brent Biển Bắc tăng 2,22 USD, hay 2,1%, lên 106,62 USD/thùng, trong khi giá dầu thô ngọt nhẹ Mỹ (WTI) tăng 2,28 USD, hay 2,4%, và đóng phiên ở mức 97,26 USD/thùng.
Các quan chức Libya ngày 26/7 thông báo sản lượng dầu thô của nước này đã tăng lên 1,025 triệu thùng/ngày, sau 3 tháng sụt giảm do làn sóng đóng cửa các mỏ dầu và các cảng.
Việc mua dầu thô Nga do các công ty EU xuất khẩu sang các nước thứ ba được cho phép, nhưng theo những thay đổi có hiệu lực hôm 22/7, các khoản thanh toán liên quan đến các lô hàng đó sẽ không bị cấm.
Tập đoàn quốc gia dầu khí Libya cho hay công ty dầu mỏ Waha của tập đoàn này đã hoạt động trở lại với công suất 700.000 thùng/ngày và sẽ dần tăng sản lượng lên mức bình thường.
Phiên chiều 20/7, giá dầu chịu sức ép của hoạt động bán ra, giữa bối cảnh các nhà đầu tư giảm lượng nắm giữ hàng hóa do lo ngại về tiến trình tăng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).
Trong cuộc gặp tại Tokyo, Ngoại trưởng Nhật Bản Yishimasa Hayshi đề nghị Saudi Arabia thuyết phục nhóm Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và đối tác (OPEC+) tăng sản lượng để ổn định thị trường dầu mỏ.
Quan chức cố vấn về an ninh năng lượng Mỹ Hochstein nhận định các nhà sản xuất dầu thô lớn có nguồn dự phòng và có khả năng tăng nguồn cung sau chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Joe Biden tới Trung Đông.
Giá dầu thô nặng của Iran trong tháng 6/2022 cũng tăng 0,37 USD so với tháng trước đó, đạt 115,85 USD/thùng, cao hơn so với mức trung bình 105,14 USD/thùng của sáu tháng đầu năm nay.
Theo Nghị quyết số 2644, Hội đồng Bảo an gia hạn lệnh cấm xuất khẩu dầu trái phép từ Libya, đồng thời cho phép kéo dài thời gian thi hành nhiệm vụ của nhóm chuyên gia hỗ trợ Ủy ban trừng phạt Libya.
Tổng Giám đốc IEA hy vọng đề xuất về mức giá trần đối với dầu thô từ Nga sẽ giảm thiểu những tác động đối với các nền kinh tế trên thế giới, đặc biệt những nước nhập khẩu sản phẩm tinh chế của Nga.
Trong báo cáo hàng tháng, OPEC dự báo nhu cầu dầu mỏ thế giới sẽ tăng 2,7 triệu thùng/ngày trong năm 2023 trong khi nhu cầu năm nay vẫn không thay đổi, ở mức 3,36 triệu thùng/ngày.
Khoảng 1 triệu thùng dầu từ Kho Dự trữ Dầu mỏ Chiến lược Mỹ sẽ được bán ra mỗi ngày từ nay cho đến hết tháng 10 trong bối cảnh nguồn cung dầu thô trên toàn cầu bị gián đoạn.
Trong tuần từ ngày 30/6 đến 6/7, Chính phủ Nhật Bản đã trợ cấp 38,4 yen/lít cho các nhà nhập khẩu và phân phối xăng dầu trong nước nhằm giúp giá xăng giảm 36,2 yen/lít.
Nhờ hoạt động sản xuất-kinh doanh duy trì ổn định, trong 6 tháng đầu năm, PetroVietnam nộp ngân sách toàn Tập đoàn đạt 66,1 nghìn tỷ đồng, vượt 2,2 lần so với kế hoạch 6 tháng.
Giá dầu giảm mạnh khi các nhà giao dịch lo ngại việc ngân hàng trung ương tại một số nền kinh tế lớn thắt chặt chính sách tiền tệ nhằm kiểm soát lạm phát có thể gây rủi ro suy thoái.
Thảo luận với Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Tài chính Hàn Quốc, Bộ trưởng Tài chính Mỹ cho rằng cần phải áp đặt giá trần đối với dầu thô của Nga nhằm ổn định giá năng lượng và giảm nhập khẩu từ Nga.
Nhiều quốc gia quyết định giải phóng kho dự trữ dầu mỏ chiến lược trong khi dự trữ nhiên liệu của Mỹ gia tăng là các yếu tố tác động khiến giá dầu đi xuống tại thị trường châu Á.