8/11 nhóm hàng có CPI tăng gồm văn hóa, giải trí và du lịch; nhóm hàng ăn uống, thuốc lá; may mặc, giày dép; thiết bị, đồ dùng gia đình; nhà ở, điện, nước; vật liệu xây dựng, thuốc và dịch vụ y tế.
Ba tháng đầu năm 2023, dự kiến khách du lịch đến Hà Nội đạt gần 5,9 triệu lượt, tăng 2 lần so với cùng kỳ năm 2022, trong đó khách quốc tế đến Thủ đô ước đạt 978,7 nghìn lượt.
Trong tháng 1, tại Hà Nội có 9/11 nhóm hàng có CPI tăng so với tháng trước; trong đó, cao nhất là nhóm giao thông tăng 1,14% (tác động làm tăng CPI chung 0,11%) do giá xăng điều chỉnh tăng.
Không ít đơn vị kinh doanh hàng hóa tiêu dùng thiết yếu, dịch vụ ăn uống... vẫn duy trì mức giá đã điều chỉnh theo giá xăng dầu ở giai đoạn mặt hàng này tăng cao đột biến.
Cục Thống kê thành phố cho biết: Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 1,05%, trong đó nhóm lương thực tăng 0,28%, giá gạo tăng 0,57% do nguồn cung giảm khi vụ thu hoạch Đông Xuân gần kết thúc.
Theo Cục trưởng Cục Quản lý thị trường Bình Định, việc đánh giá các loại dịch vụ ăn uống tại farmstay Nẫu Ecovalley có giá cao hay thấp là rất khó vì không có chuẩn mực nào.
Phó Chủ tịch UBND huyện An Lão cho biết địa phương đã thành lập đoàn liên ngành để kiểm tra, tuy nhiên, sơ bộ thấy giá cả ăn uống như thế là hợp lý; giá này đã được cơ sở đăng thông tin công khai.
Bộ tiêu chí đánh giá có 3 phần gồm tiêu chí an toàn chung (bắt buộc đối với tất cả hoạt động, ngành nghề, lĩnh vực); tiêu chí đặc thù và tiêu chí an toàn trong tổ chức dịch vụ ăn uống.
Năm 2022, đô thị du lịch biển Cửa Lò phấn đấu đón 1,6 triệu lượt khách, trong đó có 516 ngàn lượt khách lưu trú, doanh thu từ dịch vụ du lịch dự kiến đạt 1.522 tỷ đồng.
Hà Nội cho phép các cơ sở kinh doanh dịch vụ, nhà hàng, quán ăn uống được phép hoạt động bình thường (không quy định đóng cửa trước 21h hàng ngày), song phải đảm bảo các biện pháp phòng, chống dịch.
Trong tháng Hai, doanh thu từ dịch vụ lưu trú, ăn uống tăng 12,6% và doanh thu du lịch lữ hành tăng 39,4%; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt hơn 876.000 tỷ đồng.
Trong khi những tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19 vẫn chưa được khắc phục thì việc giá gas bán lẻ tháng 3/2022 tại Hà Nội tăng hơn 40.000 đồng/bình 12kg khiến người tiêu dùng gặp nhiều khó khăn.
So với tháng trước, có 3/11 nhóm giảm nhẹ; trong đó nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 0,15%; nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình giảm 0,13%; nhóm bưu chính viễn thông giảm nhẹ giảm 0,07%.
Hậu Giang cho phép các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn, uống, karaoke… được hoạt động trở lại nhưng không quá 50% công suất, Bắc Kạn cho phép chủ động thực hiện cách ly, điều trị F0 tại nhà.
Chủ cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn, uống có trách nhiệm tổ chức xét nghiệm nhanh hoặc kiểm tra kết quả xét nghiệm Realtime-PCR của khách hàng (có thời hạn 72 giờ); kết quả âm tính mới được vào ăn, uống.
Từ 12h ngày 3/1, quận Thanh Xuân, Hà Nội tạm ngừng kinh doanh các dịch vụ không thiết yếu, các nhà hàng, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống chỉ được phép bán mang về, đóng cửa trước 21h hàng ngày.
Riêng trong tháng 12, chỉ số giá nhóm lương thực của TP.HCM tăng 0,09% so với tháng trước, trong đó chỉ số giá gạo giảm 0,32% do ảnh hưởng của dịch bệnh và nhu cầu gạo.
Tỉnh Bắc Ninh yêu cầu người dân không ra ngoài từ 22 giờ đến 4 giờ sáng hôm sau, trừ các trường hợp thực hiện công vụ, đưa người đi cấp cứu, đi làm ca đêm, đi làm về.
Ủy ban Nhân dân tỉnh yêu cầu các cơ sở này tập trung không quá 30 người cùng một thời điểm ở cùng một phòng, khuyến khích bán hàng mang về và phải đảm bảo thực hiện nghiêm các biện pháp phòng dịch.