Các đại biểu Quốc hội nhất trí với sự cần thiết sửa đổi Luật Điện ảnh và đề nghị dự thảo Luật nêu rõ những cơ chế, chính sách tạo đòn bẩy cho ngành công nghiệp điện ảnh Việt Nam phát triển.
Sáng 28/10, các đại biểu Quốc hội thảo luận trực tuyến về dự án Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi), còn chiều cùng ngày, các đại biểu Quốc hội thảo luận trực tuyến về dự án Luật Điện ảnh (sửa đổi).
Theo Chương trình Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV, ngày 26/10, Quốc hội thảo luận trực tuyến về dự án Luật Cảnh sát cơ động và dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ.
Sáng 26/10, các đại biểu thảo luận trực tuyến về dự án Luật Cảnh sát Cơ động; chiều cùng ngày, Quốc hội thảo luận trực tuyến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ.
Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thống kê nhằm cung cấp thông tin thống kê chính xác, giúp phân tích, hoạch định và điều hành chính sách vĩ mô; xây dựng cơ sở pháp lý về thống kê.
Các đại biểu Quốc hội thảo luận trực tuyến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng Hình sự, Luật Thống kê; thảo luận tại tổ Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi).
Ngày 24/10, dự kiến Quốc hội sẽ tiếp tục thảo luận trực tuyến về báo cáo công tác của Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát Nhân dân Tối cao; công tác phòng, chống tội phạm....
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 2, sáng 23/10, các đại biểu Quốc hội nghe Tờ trình, Báo cáo thẩm tra và thảo luận tại tổ về dự án Luật Điện ảnh (sửa đổi); dự án Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi).
Việc sửa đổi Luật Thi đua, khen thưởng nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong tổ chức thực hiện phong trào thi đua yêu nước và công tác khen thưởng thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Việc sửa đổi Luật Điện ảnh nhằm thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng; khắc phục những bất cập sau 14 năm thi hành Luật Điện ảnh năm 2006; kiến tạo, phát triển thị trường điện ảnh.
Năm 2022 có ý nghĩa quan trọng, tạo nền tảng thực hiện các mục tiêu của Kế hoạch 5 năm 2021-2025, tuy nhiên dự báo tình hình quốc tế, trong nước sẽ có nhiều khó khăn, thách thức hơn.
Trong dự thảo Luật Điện ảnh (sửa đổi) có nhiều nội dung nội dung mới, chưa được đề cập đầy đủ trong Luật Điện ảnh như quản lý nội dung phim phát hành, phổ biến trên không gian mạng và nơi công cộng.
Đây là phiên họp thường kỳ dài nhất trong năm, tập trung xem xét rất nhiều nội dung quan trọng, trình Quốc hội vào Kỳ họp thứ hai, dự kiến khai mạc vào ngày 20/10 tới.
Phó Chủ tịch QH Trần Quang Phương cho biết sau khi tiếp thu ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, dự án Luật Cảnh sát Cơ động đủ điều kiện trình Quốc hội xem xét lần đầu tại Kỳ họp thứ hai.
Việc hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng có phần còn dừng ở mức bảo đảm thực hiện đúng và đủ mà chưa tận dụng tối ưu những quy định có lợi cho Việt Nam.
Dự án Luật sửa đổi, bổ sung Phụ lục-Danh mục Chỉ tiêu Thống kê quốc gia của Luật Thống kê sẽ trình Quốc hội khóa XV xem xét cho ý kiến thông qua theo thủ tục rút gọn tại Kỳ họp thứ 2 (tháng 10/2021).
Theo Chủ tịch Quốc hội, cần nhìn nhận điện ảnh không chỉ dưới tác phẩm văn học nghệ thuật mà còn ở sản phẩm dịch vụ có tính văn hóa rất cao, như một ngành kinh tế, một ngành công nghiệp.
Chủ tịch Quốc hội nêu rõ phiên họp sẽ tập trung cho ý kiến về các nội dung trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 2, xem xét, quyết định một số vấn đề thuộc thẩm quyền của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà vừa ký ban hành Quyết định số 1732/QĐ-BTNMT về Kế hoạch chi tiết xây dựng dự án Luật Đất đai (sửa đổi) để đảm bảo tiến độ việc xây dựng Luật.
Bộ trưởng Trần Hồng Hà nhấn mạnh trong thời gian tới sẽ tiếp tục rà soát, kiên quyết xử lý các công ty nông, lâm nghiệp và các ban quản lý sử dụng quỹ đất không hiệu quả.