“Dính bẫy” của Công ty Alibaba, có người đầu tư “lướt sóng” nhưng có người dùng toàn bộ số tiền mình có, thậm chí đi vay để mong có nơi an cư, sai lầm của họ dẫn đến nợ nần đeo bám, gia đình tan nát.
Hoàng Văn Cường là đối tượng bỏ trốn và bị truy nã trong vụ gần 400 người bị lừa đảo gần 350 tỷ đồng do mua căn hộ tại các "dự án ma” của Công ty cổ phần Sàn bất động sản Việt Nam.
Sau 4 ngày xét xử và nghị án, ngày 11/7, Tòa án Nhân dân Hà Nội tuyên phạt 4 bị cáo trong vụ án Lừa bán đất tại dự án “ma” Golden Lake chiếm đoạt số tiền hơn 60 tỷ đồng của hơn 70 khách hàng.
Những nút thắt của Luật Đất đai không chỉ gây khó cho doanh nghiệp mà còn làm lãng phí nguồn lực đất đai khi nhu cầu về nhà ở, hạ tầng ngày càng gia tăng còn quỹ đất vẫn nằm trên giấy chờ phê duyệt.
Theo các chuyên gia, đã đến lúc cần giải pháp căn cơ cũng như xem xét trách nhiệm quản lý đối với lãnh đạo các địa phương để tồn tại tràn lan dự án “ma,” tiềm ẩn nhiều rủi ro cho khách hàng.
Lâm Đồng lập đoàn kiểm tra hiện trạng thực tế tại hai dự án The Tropicana 1&2; xác minh các thông tin dự án đầu tư của chủ đầu tư và việc đầu tư các hạng mục công trình tại khu vực.
Trần Thị Hồng Hạnh với vai trò là giám đốc Công ty Hoàng Kim Land đã ký 158 hợp đồng thuộc 7 dự án và 4 căn nhà để thỏa thuận chuyển nhượng nền đất thổ cư không có thật, chiếm đoạt 184 tỷ đồng.
Các địa phương ngoài việc công bố sớm thông tin quy hoạch chi tiết cần có các kênh thông tin về đất đai đáng tin cậy để làm chỗ dựa cho thị trường cũng như nhà đầu tư.
UBND Thành phố Hồ Chí Minh có nhiều chỉ đạo yêu cầu UBND các quận, huyện thực hiện chức năng quản lý Nhà nước tại địa phương, cảnh báo người dân cẩn trọng phát hiện và kịp thời xử lý các dự án "ma."
Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng) khẳng định trên địa bàn không có dự án bất động sản nào là “The Xinh Village - Làng biệt thự xanh” như các đối tượng đang rao bán, quảng cáo.
Đại biểu Quốc hội cho rằng việc không thực hiện nghiêm túc quy định của Luật Đất đai về công khai thông tin đã dẫn đến những rủi ro mà người dân là người chịu thiệt thòi nhiều nhất.
Thời gian qua tại một số khu vực trên địa bàn thành phố Bảo Lộc xuất hiện tình trạng quảng cáo, môi giới mua bán đất theo hình thức "dự án bất động sản" gây phản cảm, tạo sự ngộ nhận cho người dân.
Đại diện Sở Xây dựng Bình Dương khuyến cáo khách hàng khi mua bất kỳ dự án nào không nên quá tin vào quảng cáo mà đến các cơ quan quản lý địa phương để kiểm tra đối chiếu các thông tin từ chủ đầu tư.
Hoàng Mạnh Cường đã tự đặt tên dự án, lập bảng quảng cáo, bản vẽ phân thành 193 nền đất để ký kết hợp đồng chuyển nhượng 91 nền đất cho 80 khách hàng, thu tiền và chiếm đoạt tổng số tiền 100 tỷ đồng.
Mặc dù Công ty Hoàng Cầu Riverside không có dự án và không có giấy tờ pháp lý liên quan đến dự án, nhưng Ninh đã tự ý lập các bản vẽ chi tiết dự án, bảng giá để lừa đảo.
Đại diện Sở Xây dựng tỉnh Bình Dương khẳng định việc Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển địa ốc SP Land (SP Land) mở bán nền đất tại hai khu An Điền 1, 2 cho người dân là sai quy định.
Qua xác minh, Cơ quan điều tra nhận thấy có dấu hiệu phạm tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” nên ra quyết định khởi tố vụ án để tiến hành điều tra làm rõ hành vi phạm tội của các cá nhân có liên quan.
Đằng sau việc hàng loạt các dự án ảo được quy hoạch từ miệng các "nhà đầu tư,” thực chất là cò đất tung ra lừa đảo người dân đã khiến bao nhiêu người nhà tan cửa nát, vỡ nợ, rơi vào bẫy tín dụng đen…
Công an Thành phố Hồ Chí Minh đề xuất chính quyền tỉnh Đồng Nai hỗ trợ định giá các thửa đất, đồng thời kê biên tài sản đối với 255 thửa đất bị Công ty Alibaba sử dụng để làm "dự án ma".