Theo cơ chế mua khí đốt chung, các nước phải đảm bảo các công ty trong nước tham gia thu mua khí đốt theo nhu cầu tương ứng mức 15% lượng khí đốt cần thiết để lấp đầy 90% kho dự trữ.
Bộ trưởng Habeck cho biết dù giá khí đốt có thể tăng trở lại, nhưng ông vẫn "lạc quan nhất định" trước mùa Đông năm tới, do lượng dự trữ khí đốt đã tăng lên và việc cung cấp LNG đang được đẩy mạnh.
Mỹ có khả năng trở thành nhà xuất khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) đứng đầu thế giới trong năm 2023, vượt qua Australia, nhà sản xuất LNG đang dẫn đầu thị trường hiện nay.
Theo báo cáo, một số địa điểm lưu trữ khí đốt của Đức có khả năng chứa được nhiều khí đốt hơn và việc dự trữ vẫn có thể tiếp tục ngay cả khi các kho chứa đạt chỉ tiêu 100%.
Chủ tịch Ủy ban châu Âu cho biết khối này đã tăng nhập khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng và giảm tiêu thụ khí đốt để đối phó với cuộc khủng hoảng năng lượng song vẫn có nguy cơ thiếu hụt 30 tỷ m3 khí.
IEA cho rằng châu Âu có thể thiếu 30 tỷ m3 khí đốt cần cho nền kinh tế và để làm đầy các kho dự trữ trong mùa Hè năm tới, làm ảnh hưởng đến sự chuẩn bị cho mùa Đông 2023-2024.
Nền kinh tế lớn nhất châu Âu phụ thuộc rất nhiều vào khí đốt của Nga và đang phải chạy đua lấp đầy kho dự trữ để đối phó với mùa Đông có nguy cơ thiếu khí đốt.
Với 130 terawatt giờ khí đốt trong kho dự trữ, cao hơn mức trung bình nhiều năm qua, nguồn cung của Pháp đủ đáp ứng 2/3 nhu cầu trong mùa Đông cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa cùng hộ gia đình.
Theo Giám đốc điều hành công ty Trafigura, có nhiều dấu hiệu cho thấy tiêu thụ năng lượng ở châu Âu đã giảm, do đó, châu lục này có thể tránh được thảm họa trong mùa Đông năm 2022.
Phóng viên TTXVN tại Berlin dẫn số liệu của Cơ quan Kiểm kê Kho trữ Khí đốt châu Âu (AGSI), công bố ngày 20/9 cho biết các kho dự trữ khí đốt ở Đức đã được lấp đầy hơn 90%.
Một ngày trước khi Moskva dự kiến cắt hoàn toàn nguồn cung khí đốt trong vòng 3 ngày với lý do để bảo dưỡng, Thủ tướng Olaf Scholz tuyên bố Đức đã có biện pháp đối phó.
Đức đặt mục tiêu đạt mức dự trữ 75% vào ngày 1/9; các mục tiêu tiếp theo là 85% vào ngày 1/10 và 95% vào ngày 1/11, nhằm góp phần giúp nước Đức tránh được một cuộc khủng hoảng khí đốt vào mùa Đông.
Cuộc chiến nội bộ của EU liên quan tới vấn đề khí đốt có thể sẽ cam go hơn nhiều bởi sức nặng của “tình đoàn kết” khó có thể so sánh với lợi ích quốc gia của từng nước EU khi đặt lên bàn cân.
Theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price, việc nối lại cung cấp khí đốt sẽ giúp cho Đức và các đồng minh châu Âu khác bổ sung dự trữ khí đốt, tăng cường an ninh năng lượng và sự ổn định.
Các quy tắc về khoản đầu tư vào các nhà máy điện hạt nhân và khí đốt mà EU đề xuất sẽ có hiệu lực từ năm 2023, trừ khi có 20 trong số 27 nước thành viên EU phản đối - điều được xem là rất khó xảy ra.
Bộ Kinh tế Đức cho biết dự luật cứu trợ khẩn cấp sẽ đưa ra các biện pháp bình ổn thuận lợi cho các công ty năng lượng, trong đó có khả năng chính phủ sẽ trở thành một cổ đông.
Theo Bộ trưởng Chuyển đổi Sinh thái Italy Roberto Cingolani, Italy là quốc gia duy nhất có khả năng nhanh chóng tiến hành đa dạng hóa các nguồn cung khí đốt chỉ trong ít tuần.
Số liệu do GIE công bố ngày 2/7 cho biết tỷ lệ dự trữ khí đốt trong các kho chứa ngầm của châu Âu tính đến tháng 6 vừa qua đạt 60%. Tuy nhiên, tốc độ bơm khí đốt dự trữ đã giảm mạnh so với trước.
Tổng Giám đốc tập đoàn năng lượng khổng lồ ENI của Italy nêu rõ nếu nguồn khí đốt từ Nga bị cắt vào lúc này, Italy sẽ phải bắt đầu chuẩn bị cho mùa Thu-Đông 2022-2023.
Theo dữ liệu mới nhất, kho dự trữ khí đốt của “lục địa già” đã giảm 1%, mặc dù khí đốt thường chỉ được bơm vào trong giai đoạn mùa Hè và được dự trữ cho đến thời gian cao điểm của mùa Đông.