Bên lề Diễn đàn kinh tế phương Đông lần thứ 7 (EEF 2022), diễn đàn kinh doanh "Hợp tác Nga-Trung trong thời đại mới" đã được tổ chức vào hai ngày 7-8/9.
Tổng thống Nga chỉ trích các ý kiến kêu gọi thực hiện áp giá trần đối với các nguồn năng lượng của Nga, đồng thời khẳng định Moskva sẽ chấm dứt các hợp đồng cung cấp năng lượng nếu điều này xảy ra.
Tổng thống Putin khẳng định Nga có lẽ là quốc gia duy nhất trên thế giới có thể tự cung, tự cấp đầy đủ các nguồn tài nguyên thiên nhiên và nước này đã bảo vệ lĩnh vực khai thác mỏ của mình.
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh Diễn đàn có ý nghĩa thiết thực nhằm tăng cường hợp tác quốc tế, góp phần duy trì ổn định, hợp tác và phát triển tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương và trên thế giới.
Bộ trưởng Phát triển Kinh tế Nga Maxim Reshetnikov cho biết nước này đã ký với các đối tác Trung Quốc lộ trình nâng kim ngạch thương mại hàng hóa và dịch vụ song phương lên 200 tỷ USD vào năm 2024.
Bộ trưởng Phát triển Kinh tế Nga Maksim Reshetnikov cho biết kinh tế Nga dự kiến giảm 2,9% trong năm nay và giảm 0,9% trong năm 2023, trước khi tăng trưởng trở lại vào các năm tiếp theo.
Tại phiên toàn thể, Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ có bài phát biểu về chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, các mối quan hệ kinh tế và thương mại quốc tế, cũng như các tiến trình ảnh hưởng.
Khách mời từ hơn 60 quốc gia sẽ tham dự Diễn đàn Kinh tế phương Đông lần thứ 7- cơ hội để các doanh nghiệp và nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục tìm kiếm cơ hội đầu tư vào vùng Viễn Đông rộng lớn của Nga.
Tổng thống Putin cho biết Nga đang tích cực tham gia định hướng lại các dòng chảy thương mại và các mối liên hệ kinh tế đối ngoại với các đối tác quốc tế đáng tin cậy, chủ yếu là với các nước BRICS.
Trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế Phương Đông 2021 ở Vladivostosk, Viện Công nghệ Nhiệt đới, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam ký biên bản hợp tác với Đại học Kỹ thuật Quốc gia Kuzbass.
Trong khuôn khổ EEF 2021, còn có các cuộc đối thoại kinh doanh Nga-ASEAN, Nga-Hàn Quốc, Nga-Nhật Bản, Nga-Trung Quốc, Nga-Ấn Độ, Nga-châu Âu, và Nga–Italy và một số cuộc thảo luận khác.
Tổng thống Nga Putin sẽ tham dự một loạt sự kiện quan trọng của Diễn đàn, trong đó có hội nghị trực tuyến về các vấn đề phát triển kinh tế xã hội vùng Viễn Đông.
Theo chuyên gia Nga Grigory Trofimchuk, trong một thập niên qua, Việt Nam đã góp phần thiết lập nhịp độ và phong cách làm việc của nhiều tổ chức quốc tế, thúc đẩy hợp tác trên phạm vi toàn cầu.
Diễn đàn Kinh tế Phương Đông đã trở thành một trong những công cụ quan trọng hỗ trợ vùng Viễn Đông. Mục tiêu chính của nó là thu hút các nhà đầu tư và nhận phản hồi từ doanh nghiệp.