Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đề xuất Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Hội đồng Di sản văn hóa Quốc gia đẩy mạnh ứng dụng công nghệ để thành lập "bảo tàng số,” sưu tầm thông tin theo hình thức số hóa.
Các nhà nghiên cứu và quản lý văn hóa đặt ra vấn đề cần tạo sự kết nối, thắt chặt giao lưu giữa các cộng đồng có thực hành nghi lễ kéo co để tôn vinh sự đa dạng văn hóa.
Hội Gióng ở Đền Phù Đổng là một "kịch trường dân gian" rộng lớn với các vai diễn, đạo cụ, trang phục, nghi thức đều mang tính biểu tượng nghệ thuật độc đáo và đặc sắc.
Trang phục áo dài, văn hóa mặc áo dài và niềm tự hào về áo dài của hàng triệu người dân và phụ nữ Việt Nam nên áo dài xứng đáng được tôn vinh là một di sản văn hóa phi vật thể.
Các đơn vị đã đăng ký nhiều tiết mục độc đáo và mang tính đặc trưng của dân tộc tại mỗi địa phương, thể hiện được tính kế thừa khi mạnh dạn đưa các đội nghệ nhân trẻ tham gia trình diễn.
Ca Huế đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2015 và đang được xây dựng hồ sơ trình UNESCO đề nghị công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Xác định rõ thế mạnh và tồn tại, du lịch Đồng Nai đề ra nhiều giải pháp xây dựng thương hiệu du lịch của địa phương, góp phần khẳng định vị thế trên bản đồ du lịch vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Đại sứ Malaysia ở Việt Nam cho biết sẽ kết nối các DN của Bắc Ninh tham gia công nghiệp Halal và cấp Giấy Chứng nhận Halal cho các sản phẩm đủ tiêu chuẩn để giúp doanh nghiệp tỉnh có cơ hội xuất khẩu.
Đây là hoạt động có ý nghĩa thiết thực, góp phần thực hiện chủ đề năm 2020 “Năm đẩy mạnh các hoạt động văn hóa và xây dựng nếp sống văn minh đô thị” của Thành phố Hồ Chí Minh.
Bảo tồn, tôn tạo di sản là ưu tiên hàng đầu hiện nay với UNESCO cũng như với các nước có di sản được công nhận, khi mà những di sản này ngày càng có nguy cơ bị phá hoại.
Di sản thế giới được UNESCO công nhận hằng năm gia tăng mạnh mẽ với con số hiện lên đến gần 1.100 đã và đang đặt ra thách thức với UNESCO trong việc bảo vệ, tôn tạo.
Trong đợt kích cầu du lịch trong những tháng cuối năm 2020, đầu năm 2021, các địa phương, doanh nghiệp tiếp tục phát huy sự gắn kết, hợp tác để tạo ra những liên minh kích cầu hiệu quả, chất lượng.
Với mục đích bảo tồn, phát huy và vinh danh các giá trị đặc sắc của làn điệu Then, tỉnh Tuyên Quang đã nỗ lực thực hiện nhiều biện pháp để bảo tồn, phát huy giá trị của làn điệu Then.
Là nơi hội tụ các giá trị tiêu biểu về địa chất địa mạo, khảo cổ, văn hóa và đa dạng sinh học, Công viên địa chất toàn cầu Đắk Nông hứa hẹn là một điểm hút du khách quốc tế trong tương lai.
Thủ tướng giao Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hướng dẫn UBND tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh triển khai thực hiện bảo vệ, phát huy giá trị của di sản dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh theo Công ước của UNESCO.
Trước diễn biến dịch COVID-19 phức tạp, khó lường hiện nay, việc ngừng tổ chức Lễ hội là nhằm đảm bảo sức khỏe cho nhân dân và du khách, chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện, đã có tình huống mới đặt ra cho ngành du lịch khi xuất hiện các ca bệnh COVID-19 mới nhưng vẫn tiến hành việc kích cầu du lịch nội địa.
Phát triển mô hình du lịch xanh, bền vững, thân thiện với môi trường, tạo sản phẩm mới đột phá, phát huy giá trị di sản là định hướng lấy lại đà tăng trưởng của du lịch Quảng Nam sau dịch COVID-19.