Trong ngày mùng 4 Tết, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đã hoạt động trở lại sau những ngày nghỉ Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ có vốn FDI.
Bên cạnh kết quả đạt được, sự tăng trưởng nguồn vốn của doanh nghiệp FDI phần lớn đến từ nguồn tài trợ bên ngoài; các chỉ tiêu sinh lời một số lĩnh vực vẫn còn âm, chưa được cải thiện.
Số dự án cấp mới trong năm 2022 đã nâng tổng số dự án còn hiệu lực hoạt động trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đến ngày 20/12/2022 là 11.273 dự án, với vốn đăng ký là 55,84 tỷ USD.
Mức thưởng Tết Nguyên đán Quý Mão năm 2023 bình quân trong các doanh nghiệp trên địa bàn Bắc Ninh báo cáo là 5,9 triệu đồng/người; mức cao nhất nằm trong khối doanh nghiệp FDI là 379,8 triệu đồng.
Theo Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Đồng Nai, năm nay, thưởng Tết cao nhất ở tỉnh thuộc về loại hình doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) với mức hơn 300 triệu đồng/người.
Đồng Nai hiện có gần 1.400 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn thực hiện hơn 22 tỷ USD. Năm 2022, doanh nghiệp FDI đóng góp gần 14 tỷ USD giá trị xuất khẩu và trên 30% thu ngân sách của tỉnh.
Năm 2022 đánh dấu lần đầu tiên thu ngân sách của Tây Ninh vượt ngưỡng 11.000 tỷ đồng, vượt chỉ tiêu thu ngân sách trước thời hạn; nằm trong nhóm 10 tỉnh, thành có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công cao.
Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Tây Ninh Dương Văn Thắng cho biết Tây Ninh hiện có mức thu ngân sách tăng hơn 17% so với các chỉ tiêu đã đề ra, cao hơn mức bình quân của cả nước.
Ngoài việc đơn hàng và thị trường sụt giảm (khiến dòng tiền vào giảm mạnh) ở nhiều ngành, doanh nghiệp còn gặp thách thức đặc biệt lớn về tiếp cận nguồn vốn để duy trì sản xuất, kinh doanh.
Tại các khu công nghiệp VSIP, WHA, nhiều doanh nghiệp mới thu hút đầu tư, đang trong giai đoạn nhập khẩu máy móc thiết bị, linh kiện cho sản xuất gặp nhiều khó khăn bởi biến động tỷ giá.
Từ Khu chế xuất Tân Thuận - mô hình thí điểm đầu tiên, đến nay, TP.HCM đã phát triển hệ thống các khu chế xuất, khu công nghiệp; chuyển đổi từ vùng đất có giá trị kinh tế thấp sang cao.
Môi trường đầu tư, kinh doanh của Việt Nam đã có bước cải thiện tích cực và mạnh mẽ. Nhờ vậy, tám tháng năm 2022, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 250,8 tỷ USD, tăng 17,3% so với cùng kỳ năm 2021.
Theo các chuyên gia, nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh không chỉ giúp Việt Nam tăng cơ hội thu hút đầu tư mà còn nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và của cả nền kinh tế
Các doanh nghiệp FDI bày tỏ mong muốn chính phủ Việt Nam ban hành chính sách phù hợp, để cùng doanh nghiệp Việt Nam tham gia chuỗi kinh doanh, sản xuất, dịch vụ toàn cầu hướng tới thành công.
Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định Việt Nam tạo mọi điều kiện để có môi trường thuận lợi, an toàn, minh bạch cho các nhà đầu tư nước ngoài yên tâm đầu tư lâu dài tại Việt Nam.
Trong danh sách gần 110 doanh nghiệp nợ thuế, loại hình doanh nghiệp trong nước chiếm gần 80%, số còn lại là doanh nghiệp FDI; các doanh nghiệp này hoạt động trong nhiều lĩnh vực.
Công nghệ là chìa khóa để ngân hàng cải tiến chất lượng dịch vụ, giúp khách hàng tiếp cận các dịch vụ thanh toán quốc tế một cách thuận tiện, tiết kiệm chi phí và thời gian giao dịch.
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng cần có một nghị quyết mới để tạo ra không gian phát triển mới, động lực, xung lực, khí thế mới phát triển vùng Đông Nam Bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Theo Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, trong 6 tháng đầu năm nay, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) thành phố ước đạt 728.706 tỷ đồng, tăng 3,82% so với cùng kỳ năm ngoái.
Dù chịu nhiều tác động của dịch bệnh COVID-19, song xuất khẩu của Việt Nam sau 5 tháng vẫn giữ mức tăng trưởng 2 con số, trong đó khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) xuất siêu tới 13,6 tỷ USD.