Qua thống kê sơ bộ, hiện nay cả nước có khoảng 500 mô hình du lịch nông nghiệp, nông thôn đang hoạt động, trải dài từ miền núi phía Bắc đến Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long…
Để đạt được mục tiêu đón 5,2 triệu lượt khách, du lịch Cần Thơ đã có sự trở mình mạnh mẽ cả trong chính sách điều hành lẫn nội tại doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực này.
Sở Du lịch Hà Nội xây dựng tiêu chí đánh giá phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn theo hướng tăng trưởng xanh và bền vững để hạn chế tính tự phát, nâng cao chất lượng dịch vụ, tính chuyên nghiệp.
Hà Nội hiện có 2.134 hộ nghèo, chiếm 0,095% tổng dân số; trong đó, tại 12 quận chỉ còn 6 hộ nghèo tập trung ở quận Hoàng Mai; 18 huyện, thị xã còn lại có 2.128 hộ nghèo, chiếm 0,17% dân số của vùng.
Trung tâm Thương mại đặc sản các vùng miền Việt Nam được xây dựng trên diện tích hơn 20.000m2, với tổng vốn hơn 66 tỷ đồng nhằm tạo thêm sản phẩm du lịch, thúc đẩy du lịch An Giang phát triển.
Bên cạnh những xã nông thôn mới tạo dựng được “cốt” mới, nhưng vẫn giữ được “hồn” cũ, nhiều nơi được hiện đại hơn, nhưng lại “vô hồn” vì những khối bêtông “đồng phục hóa."
Để tạo được sản phẩm du lịch nông nghiệp đặc trưng, ngành du lịch Hà Nội chú trọng khai thác yếu tố văn hóa, văn minh lúa nước của vùng Đồng bằng Bắc Bộ; du lịch nông nghiệp gắn với tham quan di sản.
Diễn đàn giới thiệu, quảng bá sản phẩm, chương trình tour liên kết các tỉnh, thành phố Đồng bằng sông Cửu Long đến các tỉnh, thành trong cả nước và quốc tế, góp phần khởi động lại hoạt động du lịch.
60 điểm tham quan du lịch gắn với nông nghiệp và trải nghiệm làng nghề tại tỉnh Đồng Tháp không những góp phần quảng bá hình ảnh du lịch mà còn tạo việc làm ở nông thôn và gia tăng giá trị nông sản.
Hà Nội đặt mục tiêu giai đoạn 2022-2025 mỗi huyện, thị xã có tiềm năng, thế mạnh về phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn triển khai từ 1-3 sản phẩm dịch vụ du lịch cộng đồng, điểm du lịch.
Nếu được thông qua, Đặc khu kinh tế Tam giác mới sẽ nằm ở huyện Nhot-ou ở tỉnh Phongsaly của Lào, nơi có đường biên giới chung với Trung Quốc và Việt Nam.
Tại các huyện Thanh Trì, Hoài Đức, Đông Anh, Gia Lâm, Sóc Sơn, Thạch Thất..., xuất hiện ngày càng nhiều mô hình trang trại nông nghiệp kết hợp với du lịch, hấp dẫn du khách.
Việc liên kết giữa các địa phương, hợp tác giữa các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ và cộng đồng, gắn kết với yếu tố văn hóa sẽ đem lại những hiệu quả rõ rệt.
Du lịch nông nghiệp góp phần mở rộng thị trường tiêu thụ nông phẩm, tạo sinh kế và nâng cao thu nhập cho người dân, đẩy mạnh phát triển kinh tế-xã hội của địa phương, làm thay đổi bộ mặt nông thôn.
Theo Phó GS-TS Phạm Trung Lương, tỉnh tiếp tục đẩy mạnh phát triển hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật cho du lịch cộng đồng; bảo tồn các giá trị di sản văn hóa truyền thống.
Phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn đang dần trở thành xu hướng phát triển kinh tế bền vững tại Ninh Bình, giúp khai thác các giá trị của nông thôn, lưu giữ văn hóa truyền thống.
Những ngày đầu Xuân, cao nguyên Mộc Châu như chốn bồng lai tiên cảnh, rực rỡ sắc màu của bạt ngàn mận, mơ, cải trắng và hồng đỏ... Du khách nườm nượp đổ về trải nghiệm cảnh sắc tuyệt đẹp vùng đất này.
Xác định rõ thế mạnh, nhận diện đúng khó khăn, thực hiện giải pháp phù hợp, Ninh Thuận đang đặt mục tiêu từng bước trở thành trọng điểm du lịch của cả nước và khu vực Đông Nam Á.
Để phát triển đa dạng hơn sản phẩm du lịch trên cơ sở các giá trị văn hóa của dân tộc Khmer, nhiều chuyên gia cho rằng, mỗi địa phương cần có giải pháp mang tính đột phá, căn cơ hơn.
Du lịch nông nghiệp đang có những tác động tích cực với kinh tế địa phương, hỗ trợ, làm tăng thêm giá trị các sản phẩm nông nghiệp, góp phần nâng cao thu nhập cho nông dân ở Ninh Thuận.