Một quan chức thuộc Trung tâm giảm thiểu rủi ro núi lửa và địa chất cho biết cơ quan chức năng Indonesia duy trì cảnh báo mức cao thứ 2 về mức độ nguy hiểm của ngọn núi sau vài đợt phun trào.
Tỉnh trưởng Bắc Kivu Constant Ndima của Cộng hòa Dân chủ Congo cho biết dù núi lửa Nyamuragira đã bắt đầu hoạt động nhưng hiện không gây nguy hiểm cho người dân.
Đến Show diễn dung nham (Lava Show) trong khán phòng tối ở Reykjavik của Iceland, mọi người sẽ tận mắt được chứng kiến dòng dung nham núi lửa nóng chảy và trải nghiệm cảm giác nóng nực.
Núi lửa Mauna Loa ở Hawaii đã phun dòng dung nham cao tới 60m vào không trung, tạo thành các dòng dung nham nóng chảy từ ngọn núi lửa đang hoạt động lớn nhất thế giới này.
Những hình ảnh ghi nhận từ trên cao cho thấy những dòng dung nham đỏ rực trào ra từ miệng núi lửa, phun khí và tro bụi bốc lên cao, tạo ra những đám khói và hơi nước khổng lồ trên Đảo Lớn ở Hawaii.
Theo các nhà khoa học, các vụ phun trào núi lửa siêu lớn thường có lượng lớn đá nóng chảy đã tích tụ hàng triệu năm dưới lòng đất trước khi dâng lên bề mặt Trái Đất và phun trào dữ dội.
Trong đợt phun trào này, núi lửa Cumbre Vieja đã hoạt động trong 85 ngày và 18 giờ, phá hủy 1.345 ngôi nhà cũng như nhiều trường học, nhà thờ, trung tâm y tế và hệ thống tưới tiêu phục vụ nông nghiệp.
Ít nhất 14 người thiệt mạng và 9 người mất tích sau khi núi lửa Semeru ở Lumajang (Indonesia) phun trào ngày 4/12. Mưa lớn được dự báo trong những ngày tới sẽ gây khó khăn cho công tác cứu hộ tại đây.
Các đội cứu hộ đã được huy động để hỗ trợ sơ tán người dân địa phương khi dung nham bắt đầu chảy xuống các làng mạc lân cận và phá hủy một cây cầu ở Lumajang, tỉnh Đông Java.
Theo nhóm chuyên gia về núi lửa, sau hơn 3 tuần núi lửa Cumbre Vieja ở đảo La Palma phun trào, hiện lượng khí sulfur dioxide vẫn đậm đặc nên chưa thể dự báo hoạt động phun trào sớm kết thúc.
Hơn 700 cư dân trên đảo La Palma của Tây Ban Nha đã được lệnh sơ tán do dung nham nóng đỏ từ núi lửa Cumbre Vieja đang tiến gần tới nơi sinh sống của họ.
Khoảng 2.500-3.000 cư dân sinh sống gần nhà máy ximăng tại đảo La Palma, Tây Ban Nha đã nhận được chị thị không ra khỏi nhà sau khi núi lửa Cumbre Vieja phá hủy một nhà máy sản xuất ximăng.
Núi lửa Cumbre Vieja trên đảo La Palma của Tây Ban Nha bắt đầu phun trào từ ngày 19/9 khiến ít nhất 900 ngôi nhà bị hư hại. Do tro bụi từ núi lửa, sân bay La Palma đã phải đóng cửa từ 7/10.
Cơ quan cứu hộ khuyến cáo người dân trên quần đảo Canary không ra khỏi nhà, che miệng và mũi bằng khăn ẩm, đồng thời chèn khăn ẩm và dán băng dính vào khe cửa để chặn khí độc tràn vào nhà.
Người dân ở khu vực gần nơi núi lửa Cumbre Vieja phun trào trên đảo La Palma của Tây Ban Nha đã được sơ tán và hàng chục khu vực khác cũng được đặt trong tình trạng cảnh báo cao nhất.
Nhà chức trách khuyến cáo người dân ở những khu vực bị ảnh hưởng không nên ra khỏi nhà, các trường học ở thị trấn Santa Cruz de La Palma và Brena được yêu cầu đóng cửa cho đến khi có thông báo mới.
Dòng dung nham nóng 1.250 độ C tuôn ra từ núi lửa Cumbre Vieja có thể chảy vào Đại Tây Dương trong những giờ tới, có thể sẽ dẫn tới các vụ nổ và tạo ra những đám mây khí độc trên đảo La Palma.
Núi lửa Fuego đã phun trào trở lại, tạo ra những cột tro bụi và luồng mạt vụn núi lửa lớn, các dòng nham thạch đã di chuyển khoảng 6km đến chân núi lửa.
Theo Viện Vật lý địa cầu và địa vật lý Italy, miệng núi lửa "trẻ tuổi" nhất và hoạt động mạnh nhất của núi lửa Etna đã đạt độ cao kỷ lục mới là 3.357m so với mực nước biển.