Cuộc đàm phán của hái đoàn của Cộng đồng Kinh tế Tây Phi (ECOWAS) với chính quyền quân sự Mali không đạt được thỏa thuận do chính quyền quân sự Mali từ chối đưa ra cam kết về lịch trình bầu cử.
Theo một tài liệu được đưa ra vào ngày 12/2, một dự luật do quân đội Mali soạn thảo sẽ loại trừ ông Goïta, người đứng đầu lực lượng đảo chính khỏi mọi cuộc bầu cử tổng thống trong tương lai.
Chủ tịch Ủy ban AU kêu gọi các lực lượng an ninh và quân đội Burkina Faso tuân thủ nhiệm vụ hợp pháp được giao là bảo vệ đất nước, cũng như bảo đảm an toàn cho Tổng thống và các thành viên chính phủ.
Tình hình ở Tây Phi đang là vấn đề hết sức quan tâm khi mà sự bùng nổ bạo lực ở Mali, Guinea và Burkina Faso đã vi phạm các nguyên tắc dân chủ, gây ra mối đe dọa đối với hòa bình, an ninh khu vực.
Các nhà lãnh đạo ECOWAS đã nhất trí tạm "đóng băng" vị thế thành viên của quốc gia Tây Phi nói trên, nhưng sẽ không áp đặt các biện pháp trừng phạt khác ở thời điểm hiện tại.
Lực lượng đặc nhiệm Takuba của châu Âu có nhiệm vụ ổn định Mali và một số khu vực ở vùng biên giới Liptako-Gourma giữa Mali, Niger và Burkina Faso cũng như bảo vệ dân thường chống lại nhóm khủng bố.
Một người phát ngôn của MINUSMA ngày 16/1 cho biết tổ chức này phải tạm ngừng tất cả các chuyến bay, theo đó việc cung cấp viện trợ nhân đạo trong thời gian tới cũng sẽ bị cản trở.
Cựu Tổng thống Mali Ibrahim Boubacar Keita nắm quyền ở quốc gia Tây Phi này kể từ năm 2013 cho đến khi bị lật đổ trong một cuộc đảo chính hồi tháng 8/2020.
Người phát ngôn Chính phủ Mali cho biết kế hoạch đã được công bố ngay sau khi ECOWAS và WAEMU áp đặt các biện pháp trừng phạt vô nhân đạo và bất hợp pháp đối với Mali vào ngày 9/1 vừa qua.
Doanh nghiệp cần bám sát tình hình chính trị tại Mali, trao đổi kỹ với đối tác, nhất là khâu thanh toán, vận chuyển hàng qua biên giới với Mali trong bối cảnh ECOWAS áp dụng lệnh trừng phạt Mali.
Mali đã quyết định triệu hồi đại sứ tại các quốc gia thành viên khác của ECOWAS, đồng thời đóng cửa biên giới trên bộ và trên không đối với các nước liên quan.
Các nước thành viên ECOWAS sẽ lập tức rút các đại sứ của họ về nước, đồng thời đóng cửa biên giới; đình chỉ tất cả các giao dịch tài chính và kinh tế giữa các nước thành viên ECOWAS và Mali.
Trước đó, chính quyền quân sự ở Mali đề xuất khung thời gian 5 năm cho quá trình chuyển đổi chính trị sau đảo chính. nhưng ECOWAS và liên minh lớn gồm các chính đảng của Mali đã bác bỏ đề xuất này.
Chính phủ chuyển tiếp của Mali ban đầu đồng ý tổ chức các cuộc bầu cử tổng thống và quốc hội vào tháng 2/2022, song quá trình chuẩn bị cho cuộc bầu cử đã không đạt được nhiều tiến bộ kể từ đó.
ECOWAS cảnh báo các biện pháp trừng phạt bổ sung sẽ được áp đặt vào tháng 1/2022 nếu các nhà chức trách Mali không tôn trọng cam kết ban đầu của mình về việc khôi phục chính quyền dân sự.
Chủ tịch ECOWAS lên án cuộc đảo chính và việc giam giữ Tổng thống Alpha Conde, đồng thời bày tỏ tin tưởng ECOWAS sẽ tìm ra các giải pháp lâu dài cho cuộc khủng hoảng chính trị tại Guinea.
Liên minh châu Phi (AU) quyết định đình chỉ Cộng hòa Guinea tham gia tất cả các hoạt động và các cơ quan ra quyết sách của AU, sau khi lực lượng đặc nhiệm tiến hành vụ đảo chính ngày 5/9.
Các nhà lãnh đạo thuộc 15 nước thành viên ECOWAS đã yêu cầu quân đội Guinea khôi phục trật tự Hiến pháp, trả tự do ngay lập tức cho ông Conde, cũng như sẽ cử một phái đoàn cấp cao tới Guinea.
Ngày 5/9 tại Guinea, nhóm binh sỹ do Trung tá Mamady Doumbouya dẫn đầu, đã bắt giữ hoặc giam lỏng Tổng thống Alpha Conde cùng các chính trị gia hàng đầu của chính quyền.