Tập đoàn Điện lực Việt Nam cho biết đến cuối năm 2019, có 100% số xã trên cả nước có điện lưới quốc gia và 99,52% số hộ dân; trong đó có 99,25% số hộ dân nông thôn được sử dụng điện.
Trong tháng Sáu, số khách hàng được điều chỉnh hóa đơn do tất cả các nguyên nhân liên quan đến chỉ số côngtơ của toàn EVN là 6.271 khách hàng, chiếm 0,022% tổng số khách hàng.
Theo Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng, hơn 1.000 côngtơ được đưa về các trung tâm kiểm tra đều đạt theo sai số cho phép, chỉ có 6 côngtơ không đạt và đã được thực hiện hoàn tiền, thu tiền.
Theo EVN, lựa chọn ngẫu nhiên các khách hàng để kiểm tra ghi chỉ số côngtơ, lập hóa đơn tiền điện và xử lý kiến nghị cho thấy việc sai sót trong thời gian qua là các trường hợp cá biệt.
Trong tháng 7, EVN sẽ tiếp tục thực hiện giảm giá bán điện cho đối tượng sinh hoạt và giảm giá tháng 4, 5, 6 cho các khách hàng thuộc đối tượng cơ sở lưu trú du lịch cập nhật đầy đủ hồ sơ trước 16/7.
Điện Mặt Trời mái nhà đang là một giải pháp được nhiều hộ dân và doanh nghiệp lựa chọn do thời gian lắp đặt nhanh và có thể bán điện lên lưới cho ngành điện để giảm chi phí.
Để kịp thời hạn chế sai sót trong ghi chỉ số tiền điện và hóa đơn lặp lại nhiều lần, EVN bổ sung quy định việc lập các ngưỡng kiểm soát trong quy trình xác nhận số liệu, lập hóa đơn tiền điện.
Trong 5 năm qua, Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia đã thực hiện khối lượng đầu tư các công trình lưới truyền tải điện lớn, đảm bảo giải tỏa công suất của các nguồn điện.
Ông Nguyễn Quốc Dũng, Trưởng ban Kinh doanh EVN, đã có buổi trao đổi với báo chí để giải đáp rõ hơn vấn đề các côngtơ điện không đạt yêu cầu, hoặc có sự can thiệp để làm sai lệch số liệu.
EVN đã tổ chức đoàn kiểm tra công tác ghi chỉ số, xuất hóa đơn điện, với sự tham gia của Hiệp hội Bảo vệ người tiêu dùng, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng và nhiều cơ quan báo chí.
Công trình đường dây 220kV Cát Lái-Tân Cảng có kinh phí đầu tư 630 tỷ đồng, tổng chiều dài 12,2km, gồm đó 6,4km đường dây trên không hỗn hợp 220kV/110kV; 5,7 km cáp ngầm 220kV, 110kV.
Những tin nóng được cập nhật trong bản tin ngày 24/6 như: Miền Bắc trải qua đợt nắng nóng đặc biệt gay gắt; EVN phúc tra cho khách hàng có sản lượng điện tăng đột biến từ 1,3 lần...
Trong 5 tháng đầu năm và đầu tháng Sáu, có tới hơn 3,1 triệu khách hàng có mức tiêu thụ điện của tháng Năm cao hơn 30% so với tháng 4, thậm chí nhiều khách hàng tăng 50-300% mức tiêu thụ điện năng.
Ngành điện Thủ đô lý giải việc hóa đơn tiền điện tháng Năm và tháng Sáu tăng cao đột biến là do thời tiết nắng nóng, nhu cầu sử dụng điện làm mát tăng, song nhiều người dân không "tâm phục khẩu phục."
Theo EVN, trong tháng Năm, có tới gần 1 triệu khách hàng có mức tiêu thụ điện tăng 50%, thậm chí có tới hơn 215.000 khách hàng có mức tiêu thụ điện tăng trên 300% so với tháng Tư.
Trong tháng Năm, dù Hà Nội chỉ hứng chịu 1 đợt nắng nóng duy nhất trong 2 ngày (vào ngày 20 và 21/5) nhưng lượng điện tiêu thụ trung bình đã lên mức 62,6 triệu kWh/ngày, tăng 45% so với tháng Tư.