Trong bồn chứa dầu của cây xăng Trang Phước Lộc vẫn còn trên 5.700 lít dầu DO 0,05S nhưng chủ cửa hàng đã từ chối bán cho khách đến mua và có ý định chờ giá tăng cao hơn nữa mới bán ra thị trường.
Bộ Y tế đề nghị các đơn vị chủ động tìm kiếm nguồn nguyên liệu để phục vụ sản xuất, nguồn hàng nhập khẩu trang thiết bị y tế phòng, chống dịch COVID-19, đặc biệt đối với bộ xét nghiệm SARS-CoV-2.
Số lượng F0, F1 tăng nhanh khiến nhu cầu sử dụng các sản phẩm y tế như khẩu trang, nước sát khuẩn, bộ xét nghiệm nhanh COVID-19, thuốc hạ sốt, nước muối, máy đo nhiệt độ của người dân tăng cao.
Các đoàn kiểm tra yêu cầu tất cả cửa hàng bán xăng dầu ký cam kết đảm bảo các giải pháp cung ứng mặt hàng xăng dầu; trong đó, các đơn vị phải cam kết không thực hiện hành vi đầu cơ, găm hàng.
Bộ Y tế đề nghị kiểm tra, ngăn chặn các đơn vị thu mua, đầu cơ trang thiết bị y tế phòng, chống dịch COVID-19 để trục lợi, kiên quyết xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm.
100% lực lượng quản lý thị trường tại 63 tỉnh, thành phố đều thành lập các Đoàn kiểm tra, giám sát các cơ sở, cửa hàng xăng dầu, nếu phát hiện các hành vi vi phạm sẽ xử lý nghiêm theo quy định.
Kết quả kiểm tra tại Bình Định cho thấy không có hiện tượng tập trung mua tại các cửa hàng bán lẻ xăng dầu gây rối loạn trật tự; không có hiện tượng đầu cơ, găm hàng hay tăng giá bất hợp lý.
Song song với hoạt động kiểm tra, giám sát, lực lượng quản lý thị trường đã tổ chức tuyên truyền đến các cơ sở kinh doanh nhằm phòng ngừa các hành vi vi phạm trong hoạt động kinh doanh xăng dầu.
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành yêu cầu Bộ Công Thương thanh tra, kiểm tra và phát hiện, xử lý nghiêm hành vi găm hàng nhằm trục lợi và các vi phạm khác (nếu có) trong hoạt động kinh doanh xăng dầu.
Hiện lượng dự trữ, cung ứng xăng dầu của các doanh nghiệp đầu mối, thương nhân phân phối xăng dầu tại Hà Nội đạt 170.000 m3/tháng, trong khi nhu cầu tiêu thụ trên địa bàn khoảng 146.500 m3/tháng.
Tại thành phố Cần Thơ, phần lớn các của hàng kinh doanh xăng dầu vẫn đảm bảo hoạt động và duy trì cung ứng hàng hóa phục vụ người dân; không có hiện tượng đầu cơ găm hàng, chờ tăng giá.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên yêu cầu kiên quyết xử lý, phạt kịch khung theo Nghị định 95; thậm chí áp dụng biện pháp rút giấy phép kinh doanh đối với doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu vi phạm.
Theo khảo sát của phóng viên, trong tổng số 23 cửa hàng kinh doanh xăng dầu tạm ngưng hoạt động vì hết xăng có tới 17 hàng kinh doanh xăng dầu thuộc hệ thống của Tổng Công ty Dầu Việt Nam-Pvoil.
Giám đốc Công ty Petromekong cho biết vào thời điểm ngày 6/2, cửa hàng xăng dầu số 58 (An Giang) hết xăng RON 95 nên chỉ không bán mặt hàng này, còn vẫn mở cửa bán xăng E5RON92 và dầu DO bình thường,
Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết Bộ đã chỉ đạo các cơ quan chức năng xử lý tình trạng cửa hàng xăng dầu găm hàng trục lợi, trong đó nặng nhất là thu hồi giấy phép kinh doanh.
Bộ Công Thương đề nghị tiến hành xử lý nghiêm mọi hành vi vi phạm, tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh với các đơn vị có hành vi găm hàng, tạo khan hiếm nguồn cung xăng dầu.
Một số chợ dân sinh trên địa bàn thành phố Hà Nội có hiện tượng tiểu thương đẩy giá thực phẩm tươi sống, rau xanh lên cao sau khi một số hệ thống siêu thị như BRGMart, VinMart... bị phong tỏa.
Sở Công Thương tỉnh Bình Phước đã ban hành công văn hỏa tốc đề nghị các địa phương và Cục Quản lý thị trường triển khai phương án đảm bảo cung cầu hàng hóa, bình ổn thị trường.
Với giá phân bón ở Việt Nam tăng rất mạnh thời gian qua, nhiều ý kiến cho rằng doanh nghiệp phân bón trong nước găm hàng tạo sốt giá để trục lợi trong khi người nông dân đối mặt với sản xuất thua lỗ.