Một nhà giao dịch tại Thành phố Hồ Chí Minh cho biết giá dự kiến sẽ vẫn ở mức cao do nhiều quốc gia đang mua để tăng dự trữ quốc gia, trong đó, có cả Trung Quốc và Indonesia.
Theo thống kê, tính đến ngày 26/12, Tổng cục đã giao các Cục Dự trữ Nhà nước khu vực thực hiện xuất cấp 107.327 tấn gạo để hỗ trợ cho các địa phương với trị giá khoảng 1.287 tỷ đồng.
Năm 2021, Tổng cục Dự trữ Nhà nước đã triển khai xuất cấp với số lượng gạo dự trữ quốc gia lớn nhất trong các năm gần đây để hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh gây ra.
Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Đông Nam Bộ và Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Tây Nam Bộ đã hoàn thành trước hạn xuất cấp gần 4.118 tấn gạo cho các tỉnh Bình Phước, Bạc Liêu và Sóc Trăng.
Bộ Tài chính xuất gạo dự trữ quốc gia hỗ trợ cho học sinh; chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai, hướng dẫn các địa phương thực hiện việc hỗ trợ gạo năm học 2021-2022 cho học sinh.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết nghị sử dụng 2.199 tỷ đồng từ nguồn dự phòng ngân sách trung ương năm 2021 để mua bù 172.889,47 tấn gạo đưa vào dự trữ quốc gia.
Tổng cục Dự trữ Nhà nước cho biết, toàn bộ số gạo trên đã được các sở, ban, ngành địa phương kịp thời đưa tới tận tay hàng chục nghìn người dân ở nhiều khu vực bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch COVID-19.
Các nhà thầu có lịch sử chấp hành không tốt; từ chối ký hợp đồng khi trúng thầu mua gạo hoặc có lịch sử không tuân thủ đúng quy định của hợp đồng sẽ bị xếp hạng uy tín thấp hơn khi đấu thầu mua gạo.
Tổng cục Dự trữ Nhà nước sẽ triển khai chấm điểm uy tín doanh nghiệp trúng thầu gạo dự trữ quốc gia, theo đó, những nhà thầu có vi phạm sẽ bị hạ điểm và gặp bất lợi khi tham gia dự thầu lần sau.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết nghị bổ sung 274 tỷ đồng từ nguồn dự phòng ngân sách Trung ương năm 2020 để mua bù 23.000 tấn gạo đã xuất cấp với mục đích cứu trợ.
6 huyện của tỉnh Ninh Thuận có tổng cộng 15.002 hộ/63.634 nhân khẩu là hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ sản xuất nông nghiệp và đối tượng yếu thế được nhận gạo cứu đói với số lượng 15kg/người/tháng.
Theo Phó Tổng cục trưởng Dự trữ Nhà nước Phạm Vũ Anh, đến tháng Tám vừa qua, Tổng cục đã hoàn thành mua nhập kho dự trữ quốc gia đủ số lượng 190.000 tấn gạo và 80.000 tấn thóc, đảm bảo đúng quy định.
Ngành dự trữ đã khắc phục khó khăn thực hiện nhập lương thực, tăng cường lực lượng dự trữ quốc gia, sẵn sàng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, dự kiến đến 15/8 sẽ hoàn thành 100% kế hoạch nhập lương thực.
Theo quy định, 24 doanh nghiệp từ chối ký hợp đồng với số gạo trúng thầu 170.300 tấn đã phải nộp vào ngân sách Nhà nước toàn bộ số tiền đảm bảo dự thầu là 27,9 tỷ đồng.
Ba doanh nghiệp đăng ký tờ khai xuất khẩu gạo trong tháng Tư có số lượng lớn nhất là Tập đoàn Intimex 96.234 tấn, Tổng công ty Lương thực Miền Nam 38.357 tấn và Công ty XNK Kiên Giang 35.677 tấn.
Đến ngày 14/4, Tổng cục Dự trữ Nhà nước mới mua vào được 7.700 tấn gạo dự trữ, trong tổng số 190.000 tấn gạo dự trữ quốc gia năm 2020 theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ.
Bộ Tài chính có ý kiến tiếp tục cho xuất khẩu đối với gạo nếp, gạo đồ, gạo hữu cơ và gạo thơm, tuy nhiên, tạm dừng xuất khẩu gạo tẻ thường (cấp thấp) đến hết ngày 15/6.
Tổng cục Dự trữ Nhà nước yêu cầu các Cục Dự trữ Nhà nước khu vực khẩn trương thực hiện bảo đảm 100% chỉ tiêu kế hoạch được giao về mua gạo dự trữ năm 2020.