G7 đã tổ chức một hội nghị truyền hình với dự kiến sẽ thảo luận về vấn đề giảm nợ nhằm giúp các nước đang phát triển ứng phó dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
Hàn Quốc ngày 2/6 bày tỏ mong đợi nước này trở thành một thành viên thường trực của Nhóm các nước phát triển hàng đầu thế giới (G7) mở rộng theo ý tưởng của Tổng thống Mỹ Trump.
Theo thông tin từ tờ Financial Review, ông Trump đã chủ động gọi điện cho Thủ tướng Australia Morrison để tranh thủ sự ủng hộ của ông Morrison đối với đề xuất thành lập nhóm G10.
Vài ngày trước, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tuyên bố lùi thời điểm tổ chức hội nghị thượng đỉnh G7 và ngỏ ý mời Hàn Quốc, Nga, Australia cùng Ấn Độ tham gia vào cơ chế đối thoại này.
Người phát ngôn của Điện Kremlin, Dmitry Peskov, cho hay: "Chúng tôi không biết chi tiết gì về ý tưởng này, chúng tôi không biết liệu đó có phải là một ý tưởng chính thức hay không."
Tổng thống Trump cho rằng G7 đã lỗi thời và không phản ánh đúng những gì đang diễn ra trên thế giới, đồng thời bày tỏ ý muốn mời 4 quốc gia khác cùng tham gia vào nhóm.
Tờ Times đưa tin Anh muốn Mỹ thành lập một câu lạc bộ gồm 10 quốc gia có thể phát triển công nghệ mạng 5G của riêng mình và giảm sự phụ thuộc vào ập đoàn công nghệ viễn thông Huawei của Trung Quốc.
Tổng thống Mỹ Donald Trump và người đồng cấp Pháp Emmanuel Macron nhất trí tổ chức hội nghị thượng đỉnh G7 theo hình thức trực tiếp và trong tương lai gần.
Người phát ngôn Nhà Trắng Kayleigh McEnany ngày 26/5 cho biết Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển hàng đầu thế giới (G7) dự kiến sẽ được tổ chức tại Nhà Trắng vào cuối tháng Sáu.
Mỹ sẽ lùi thời điểm tổ chức hội nghị thượng đỉnh của Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) tại thủ đô Washington đến cuối tháng 6 do đại dịch COVID-19.
Tổng thống Mỹ Trump nhấn mạnh việc phục hồi sau đại dịch viêm đường hô hấp cấp (COVID-19) đã đủ tốt để tính đến khả năng đưa sự kiện ngoại giao trọng đại này trở lại hình thức trực tiếp.
Cuộc trao đổi được tiến hành qua điện thoại với sự tham gia của các quan chức tài chính hàng đầu của Mỹ, Canada, Pháp, Đức, Italy, Nhật Bản, Anh, Liên minh châu Âu và nhóm Eurogroup.
Phần lớn mạng lưới phức tạp các thể chế quốc gia và toàn cầu được thành lập để đối phó với các đại dịch và các tác động kinh tế đã không hoạt động hiệu quả.
Có thể coi cuộc khủng hoảng y tế cộng đồng COVID-19 là cơ hội để G7 tìm lại vai trò đầu tàu dẫn dắt và sức mạnh ngoại giao vốn đã sa sút trong vài năm nay.
Tập đoàn nghiên cứu thị trường Kantar cho biết 37% số người dân nhóm G7 được hỏi cho biết họ đã bị giảm thu nhập do COVID-19, trong khi 8% số người được hỏi cho biết đã mất hoàn toàn thu nhập.
Nhóm G7 đã nhất trí phối hợp để tái mở cửa nền kinh tế của các nước thành viên sau đại dịch và đảm bảo "các chuỗi cung ứng đáng tin cậy" trong tương lai.
G7 đã tiến hành hội nghị trực tuyến nhằm phối hợp ứng phó với đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 và tác động của dịch đối với nền kinh tế thế giới.