Trong bối cảnh tăng trưởng của Trung Quốc chậm lại trong năm 2022 và giá khí đốt châu Âu chạm mức thấp nhất trong 16 tháng, chứng khoán Mỹ, châu Âu biến động trái chiều trong phiên giao dịch 17/1.
Trả lời phỏng vấn hãng tin Reuters, cố vấn kinh tế của Chính phủ Đức Monika Schnitzer nhận định: “Nếu không có gì bất thường xảy ra, lạm phát Đức có thể thực sự đã đạt đỉnh."
Nhiều doanh nghiệp Đức dự kiến hoạt động sản xuất sẽ giảm trong năm 2023 do chi phí năng lượng cao, các vấn đề của chuỗi cung ứng và xung đột tại Ukraine tiếp diễn.
Ngày 4/1, giá dầu toàn cầu đã giảm do lo ngại về nhu cầu thấp của Trung Quốc và giá khí đốt của châu Âu giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 11/2021 do thời tiết mùa đông ôn hòa.
Các nước châu Âu năm nay sử dụng ít khí đốt hơn từ kho dự trữ khiến giá khí đốt bán buôn ngày 2/1 đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ khi nổ ra cuộc xung đột tại Ukraine.
Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Quốc gia Liên bang Nga Dmitry Medvedev dự báo giá dầu có thể tăng lên mức 150 USD/thùng trong khi một quan chức khác cảnh báo nguy cơ về đợt khủng hoảng năng lượng mới.
Tổng thống Putin cho biết nếu quy định áp trần giá khí đốt của EU vi phạm các hợp đồng của Gazprom, Nga có quyền suy nghĩ về việc liệu có nghĩa vụ phải thực hiện các hợp đồng này hay không.
Việc áp trần giá khí đốt được xem là biện pháp nhằm kiểm soát sự tăng giá “phi mã” của khí đốt, giúp người dân Australia giảm áp lực chi phí, trong bối cảnh khủng hoảng năng lượng toàn cầu.
Thỏa thuận đạt được sau nhiều tuần đàm phán về biện pháp khẩn cấp này, vốn gây chia rẽ trong toàn khối khi EU tìm cách chế ngự cuộc khủng hoảng năng lượng.
Giá nhiên liệu tại châu Âu vẫn ở mức cao đang làm dấy lên lo ngại rằng các hộ gia đình và cơ sở kinh doanh có thể phải đối mặt với tình trạng mất điện hoặc không thể thanh toán các hóa đơn năng lượng.
Theo các nhà phân tích của Bloomberg, nếu giá khí đốt tự nhiên ở Liên minh châu Âu tăng lên mức 210 euro/MWh thì Liên minh này sẽ phải đối mặt với suy thoái kinh tế nghiêm trọng.
IEA cho biết chưa bao giờ nhân loại đốt cháy nhiều than đá như vậy trong một năm, mặc dù đây là loại năng lượng gây ô nhiễm nhất và là nguồn phát thải khí nhà kính hàng đầu.
EU đã đồng ý với hai biện pháp nhằm giảm thiểu tác động của khủng hoảng năng lượng ở châu Âu, về việc mua chung khí đốt và đẩy nhanh tiến trình cấp phép cho hoạt động lắp đặt năng lượng tái tạo.
Theo Destatis, trong quý vừa qua, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Đức tăng 0,4% so với quý trước, cao hơn mức tăng ước tính 0,3% đưa ra trong tháng 10.
Đề xuất giá trần sẽ chỉ được kích hoạt nếu giới hạn 275 euro bị vượt qua liên tục trong vòng ít nhất 2 tuần, đồng thời giá khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) tăng trên 58 euro trong 10 ngày.
Biện pháp trợ giá của chính phủ Anh sẽ giúp các gia đình tiết kiệm được khoảng 1.779 bảng mỗi năm so với mức trần của Cơ quan quản lý Năng lượng Anh (Ofgem).
Nhóm họp để thảo luận về các biện pháp nhằm đối phó với khủng hoảng năng lượng, các bộ trưởng năng lượng của Liên minh châu Âu vẫn bất đồng về đề xuất của EC liên quan đến trần giá khí đốt.
Ngày 24/11, Bộ trưởng An ninh năng lượng và Môi trường Italy cho biết: 15 quốc gia thành viên EU kêu gọi giới hạn giá khí đốt, dẫn đầu là Italy, đã quyết định bác bỏ cơ chế giới hạn đề xuất của EC.
Bộ trưởng Năng lượng Tây Ban Nha cho rằng mức giá trần khí đốt mà EU đề xuất sẽ chỉ khiến giá khí đốt tăng cao hơn, cản trở những nỗ lực kiềm chế lạm phát tăng lên mức cao nhất hàng thập kỷ qua.