Các tập đoàn ExxonMobil, TotalEnergies cùng với Shell và BP đã công bố lợi nhuận năm 2021 đạt tổng cộng 66,7 tỷ USD, làm dấy lên những lời kêu gọi phải áp thuế đối với lợi nhuận của các tập đoàn này.
Thống đốc Ngân hàng trung ương Phần Lan Olli Rehn nhấn mạnh tầm quan trọng của đồng euro trong việc củng cố sự thống nhất của EU giữa bối cảnh giá năng lượng leo thang và lạm phát tăng nhanh.
Thư ký báo chí của Nhà Trắng (Mỹ) Jen Psaki cho biết: "Khi đọc dữ liệu sắp công bố, chúng tôi dự báo một mức lạm phát cao theo năm. Trên 7% sẽ không có gì đáng ngạc nhiên."
Tỷ lệ lạm phát toàn phần trong tháng 1 là 4,8%, tăng so với mức 3,9% trong tháng 12/2021, mức cao nhất kể từ năm 1996, trong khi tỷ lệ lạm phát lõi ổn định ở mức 1,5%.
Sự phục hồi không đồng đều, chênh lệch về chương trình tiêm chủng và dư địa các gói kích thích kinh tế của các nước đang bị thu hẹp là các thách thức đối với đà phục hồi kinh tế toàn cầu năm nay.
Lạm phát của Eurozone tăng 5,1% trong tháng 1/2022, lần đầu tiên kể từ khi Eurostat bắt đầu thu thập và công bố số liệu này vào năm 1997; trong khi ECB đã đề ra mục tiêu lạm phát trung hạn ở mức 2%.
Chứng khoán Phố Wall phiên thứ ba liên tiếp đóng cửa trong sắc xanh, các thị trường chứng khoán châu Âu ở bên kia bờ Đại Tây Dương cũng đua nhau lên điểm.
Khoảng 40% nguồn cung khí đốt của Đức đến từ Nga, còn Thụy Điển và Phần Lan "gần như hoàn toàn phụ thuộc" vào khí đốt của Nga; Anh nhận chưa đến 3% lượng khí đốt của Moskva.
Theo báo cáo của UNCTAD, FDI toàn cầu tăng 77%, từ mức 929 tỷ USD năm 2020 lên ước tính 1.650 tỷ USD năm 2021; trong đó các nền kinh tế phát triển ghi nhận mức tăng vốn FDI mạnh nhất từ trước đến nay.
Các chuyên gia kỳ vọng nền kinh tế toàn cầu sẽ vững vàng đối diện với những rủi ro như sự xuất hiện của biến thể Omicron, khủng hoảng năng lượng, tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng, lạm phát tăng cao.
Các nước phương Tây cáo buộc Nga hạn chế cung cấp khí đốt để gây áp lực lên châu Âu giữa lúc căng thẳng liên quan đến cuộc xung đột Ukraine và dự án Dòng chảy phương Bắc 2.
Nhiệt độ tại thủ đô của nhiều quốc gia trên toàn châu Âu được dự báo giảm xuống dưới 0 độ C trong tuần này, gây áp lực lên nguồn cung điện trong bối cảnh sản lượng điện đang ở mức thấp.
Giá sản xuất được coi là một trong những chỉ số hàng đầu để đánh giá lạm phát. Trong tháng Mười, giá sản xuất tại Đức tăng 18,4%, ghi nhận mức tăng mạnh nhất kể từ năm 1951.
Trước khi đạt được kế hoạch chung, nhiều nước EU đã sử dụng các biện pháp riêng tạm thời để bảo vệ người tiêu dùng trước giá cao, gồm cắt giảm thuế năng lượng và trợ cấp cho các hộ gia đình.
Thứ trưởng Bộ Năng lượng Mỹ cho hay nhiều quốc gia tiêu thụ năng lượng đã đồng ý giải phóng kho dự trữ chiến lược cùng Mỹ, để điều chỉnh giá và thời gian nếu cần thiết.
Trong số 50 triệu thùng dầu từ SPR, 32 triệu thùng sẽ được trao đổi trong vài tháng tới, 18 triệu thùng là phần mở rộng của các giao dịch được ủy quyền từ trước đó.
Cơ quan Quản lý năng lượng Đức yêu cầu doanh nghiệp điều hành đường ống Dòng chảy Phương Bắc 2 phải được tổ chức và hoạt động theo luật pháp của Đức, sau đó cơ quan này mới có thể phê duyệt dự án.
Giá dầu Brent kỳ hạn tăng lên 82,78 USD/thùng vào lúc 14 giờ 55 phút (theo giờ Việt Nam), trong khi giá dầu ngọt nhẹ kỳ hạn của Mỹ (WTI) ở mức 81,52 USD/thùng.