Cơ quan Quản lý năng lượng Đức yêu cầu doanh nghiệp điều hành đường ống Dòng chảy Phương Bắc 2 phải được tổ chức và hoạt động theo luật pháp của Đức, sau đó cơ quan này mới có thể phê duyệt dự án.
Giá dầu Brent kỳ hạn tăng lên 82,78 USD/thùng vào lúc 14 giờ 55 phút (theo giờ Việt Nam), trong khi giá dầu ngọt nhẹ kỳ hạn của Mỹ (WTI) ở mức 81,52 USD/thùng.
Tập đoàn Gazprom đã chấp thuận và bắt đầu thực hiện kế hoạch bơm khí đốt vào 5 cơ sở lưu trữ ngầm tại châu Âu theo khối lượng và tuyến đường vận chuyển khí đốt đã được xác định.
Tại Anh và Mỹ, yêu cầu tăng lương để phù hợp với lạm phát ngày càng “nóng” hơn, trở thành vấn đề tâm điểm của các doanh nghiệp,à các nhà hoạch định chính sách, khi các nền kinh tế phục hồi kinh tế.
Saudi Arabia đã bác bỏ lời kêu gọi tăng nguồn cung dầu nhanh hơn từ OPEC+ nhưng báo cáo của Al Arabiya TV cho biết quốc gia Vùng Vịnh sẽ đạt sản lượng 10 triệu thùng/ngày vào tháng 12/2021.
Giá khí đốt tăng cao đang gây ra nhiều hệ lụy cho nền kinh tế và ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống của người dân các nước, nhất là trong bối cảnh một mùa Đông được dự báo là khắc nghiệt đang đến gần.
Liên minh châu Âu đã hối thúc các quốc gia sử dụng khẩn cấp "hộp công cụ" để hỗ trợ trong ngắn hạn cho những người tiêu dùng dễ bị tổn thương nhất cũng như các công ty châu Âu.
WB cho hay nhiều nước có thể được hưởng lợi nhờ việc tăng cường lắp đặt các nguồn năng lượng tái tạo và cắt giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch.
Báo cáo ngày 19/10 của cơ quan thống kê Eurostat cho thấy, tỷ lệ lạm phát trong khu vực EU trong tháng Chín ở mức 3,6%, cao hơn 0,4 điểm phần trăm so với tháng Tám vừa qua.
Theo Văn phòng Thống kê Quốc gia Anh (ONS), lạm phát hàng năm của nước này đã giảm trong tháng Chín từ mức 3,2% của tháng Tám, cao nhất kể từ đầu năm 2012 tới nay.
Đề xuất của EC nhằm giảm giá năng lượng vì mùa Đông sắp tới ở khu vực châu Âu trong bối cảnh khủng hoảng năng lượng toàn cầu xảy ra do các nền kinh tế bắt đầu hoạt động trở lại ở mức độ cao.
Mức lạm phát tăng cao trong tháng Chín, lên 4,1%, chủ yếu do giá năng lượng cao hơn. Đây là mức cao nhất kể từ tháng 12/1993 khi tỷ lệ lạm phát lên tới 4,3%.
Trong khi Qatar cho biết nước này không có khả năng "hạ nhiệt" giá năng lượng, nhiều quốc gia đang quay lại sử dụng than đá và dầu, các nhiên liệu vốn gây ô nhiễm nhiều nhất.
Ủy ban châu Âu dự kiến công bố một loạt biện pháp tạm thời vào ngày 13/10 để đối phó với giá năng lượng tăng, nhưng sẽ phải chờ Hội nghị thượng đỉnh EU thảo luận về các biện pháp thích ứng dài hạn.
Nhiều nhà sản xuất tại Anh cho biết có thể sẽ buộc phải tạm dừng hoạt động sản xuất nếu Chính phủ Anh không có động thái can thiệp để điều chỉnh giá năng lượng.