Việc kinh doanh phân bón sẽ gặp rất nhiều trở ngại do giá các loại vật tư nông nghiệp hiện vẫn đang duy trì ở mức cao so với thời điểm trước COVID-19, trong bối cảnh cầu tiêu thụ suy yếu.
Nga đã đưa ra hạn ngạch tạm thời đối với một số mặt hàng phân bón xuất khẩu vào cuối năm 2021 để đảm bảo nguồn cung trong nước nhưng đã phải liên tục gia hạn kể từ đó.
Với đặc thù giá gas và giá xăng dầu ảnh hưởng rất lớn đến giá thành sản xuất phân bón nên giá phân bón trong những tháng tới đây được dự báo vẫn tiếp tục biến động khó lường.
Để giảm giá phân bón, Cục Bảo vệ Thực vật đề nghị doanh nghiệp cần chủ động nguồn nguyên liệu đầu vào, quy hoạch sản xuất để hài hòa lợi ích, minh bạch giá cả để giảm tối đa chi phí sản xuất.
Giới phân tích đánh giá nhu cầu nội địa và giá bán dự báo tăng về cuối năm là động lực thúc đẩy kết quả hoạt động sản xuất-kinh doanh của các doanh nghiệp ngành phân bón.
Sản xuất lúa gạo đang bị đe dọa ở nhiều khu vực châu Á do chi phí phân bón tăng, gây ra nguy cơ tiềm ẩn đối với an ninh lương thực và nỗ lực nhằm kiềm chế lạm phát.
Tổng Thư ký Hiệp hội Phân bón Việt Nam Phùng Hà nhận định, với giá dầu thế giới vẫn ở mức cao và dự báo khó giảm trong những tháng cuối năm, giá phân bón hạ nhiệt hiện nay chỉ mang tính ngắn hạn.
Theo Tổng cục Quản lý thị trường, từ năm 2021 trở lại đây giá phân bón đã tăng gấp đôi khiến việc gian lận trong sản xuất, kinh doanh phân bón đang diễn biến phức tạp hơn.
Trong bối cảnh giá phân bón tăng cao, người dân lại bước vào vụ lúa Hè Thu, trồng cây ăn trái, thì vấn nạn phân bón giả, kém chất lượng sẽ vẫn là nỗi lo lớn nếu như không được giải quyết triệt để.
Giới phân tích dự báo tỷ suất lợi nhuận gộp của ngành phân bón trong các quý tiếp theo có thể giảm sau khi đạt đỉnh trong quý 1, dù vậy, doanh nghiệp phân bón vẫn có nhiều triển vọng kết quả tích cực.
Căng thẳng Nga-Ukraine đã làm giảm nghiêm trọng hoạt động vận chuyển từ Nga và Ukraine, cùng chiếm khoảng 25% xuất khẩu lúa mỳ và 16% xuất khẩu ngô toàn cầu, khiến giá ngũ cốc leo thang.
Trong bối cảnh giá phân bón hóa học tăng cao, nhiều hộ dân trồng vải tại Tân Yên, Bắc Giang đã chuyển sang dùng phân bón hữu cơ. Cách làm này vừa đem lại hiệu quả kinh tế, vừa nâng cao chất lượng vải.
Sau những lần liên tiếp tăng giá đợt tháng 2, đến nay, giá thép tiếp tục điều chỉnh mạnh và có thể hướng tới mức giá 21 triệu đồng/tấn, trong khi phân bón tăng mức cao nhất trong khoảng 50 năm qua.
Giá nguyên liệu đầu vào sản xuất và giá phân urê thế giới lại tiếp tục lập các kỷ lục mới do có nhiều yếu tố bất lợi ảnh hưởng đến sản xuất và lưu thông mặt hàng này trên toàn thế giới.
Theo lịch sử các phiên giao dịch trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE), giá cổ phiếu DCM đã tăng từ mức 17.050 đồng/ cổ phiếu vào ngày 9/7 lên 23.700 đồng/cổ phiếu vào ngày 17/8, tăng 39%.
Theo Bộ Công Thương, xuất khẩu phân bón không phải là nguyên nhân chính đẩy giá lên bởi lượng phân bón sản xuất trong nước dành cho nhu cầu nội địa trong 6 tháng đầu vừa qua vẫn tăng gần 290.000 tấn.
Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn kiểm tra, có giải pháp phù hợp để xử lý thông tin nêu trên trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao.