Đối tượng thông báo anh T có liên quan đến một vụ án rửa tiền, buôn bán ma túy và yêu cầu anh phải cài đặt phần mềm, đăng nhập tài khoản. Sau đó, anh T phát hiện tài khoản bị mất hơn 2,2 tỷ đồng.
Lãnh đạo Lienvietpostbank khuyến cáo khách hàng hết sức cảnh giác trước các đối tượng lừa đảo qua điện thoại, tuyệt đối không thực hiện chuyển tiền cho những người không quen biết.
Quá trình làm việc tại cơ quan công an, đối tượng Long khai chưa từng công tác trong lực lượng công an, do không có việc làm ổn định nên đã lên mạng tìm mua trang phục công an về sử dụng trái phép.
Sau khi chị N.T.T chuyển tiền theo yêu cầu, các đối tượng lấy lý do tài khoản ngân hàng Trung Quốc chưa nhận được tiền nên không trả tiền mặt cho chị N.N.T, sau đó bỏ trốn, chiếm đoạt 430 triệu đồng.
Mới đây, một đối tượng tự xưng là Trung úy Công an Tuyên Quang đã lừa chiếm đoạt tiền của người dân, sau khi gọi điện thông báo cho người bị hại thông tin có liên quan đến vụ án ma túy, rửa tiền.
Các đối tượng giả danh các nhà mạng gọi điện thông báo số thuê bao điện thoại của bạn đã trúng thưởng tài sản có giá trị lớn; để nhận được tài sản đó phải mất phí...
Tội phạm sử dụng phần mềm công nghệ cao, ẩn danh số điện thoại tương tự số điện thoại của cơ quan công an thông báo bị hại liên quan đến vụ án đang điều tra. Sau đó, lừa tiền của người bị hại.
Các đối tượng giả danh công an đang điều tra vụ án ma túy, rửa tiền; yêu cầu nạn nhân khai thông tin cá nhân, số tiền tiết kiệm và yêu cầu nạn nhân chuyển tiền vào một tài khoản khác để "điều tra."
Một đối tượng giả danh, tự xưng là Phó Trưởng phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh Quảng Ngãi gọi điện, đề nghị doanh nghiệp vận tải có xe vi phạm chi tiền sẽ cho sửa biên bản vi phạm.
Ngày 22/12, Công an thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam đã bắt giữ khẩn cấp đối tượng Nguyễn Huy Thông (sinh năm 1995, chỗ ở hiện nay tại xã Phù Vâ Phủ Lý) về hành vi giả danh Công an cưỡng đoạt tài sản.
Mai Thị Lan khai nhận thường xuyên chia sẻ trên mạng xã hội mình là Đại tá Công an, có chồng là nhà báo và nhiều mối quan hệ với lãnh đạo cấp cao để tạo niềm tin, từ đó đặt vấn đề vay tiền, hùn vốn.
Công an xã Minh Quang đang phối hợp với các đơn vị liên quan tích cực điều tra, làm rõ nhân thân đối tượng giả danh, cũng như hành vi vi phạm để xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.
Công an quận Thốt Nốt phát hiện 2 người đàn ông đi trên xe máy biển xanh 65B1-999.99, trong đó có một người mặc trang phục Công an nhân dân nhưng không đúng điều lệnh.
Năm 2020, Công an Thành phố Hồ Chí Minh ghi nhận 97 trường hợp có liên quan đến tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua hình thức gọi điện thoại giả danh các cơ quan tư pháp trên địa bàn thành phố.
Đối tượng Nguyễn Văn Song giả danh cán bộ thuộc Phòng Cảnh sát Hình sự, Công an tỉnh Bắc Giang, tự giới thiệu có thể xin chuyển công tác, "chạy án" để lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người dân.
Giả danh là công an điều tra, Trần Trung Can nhiều lần hỏi mượn tổng số tiền 10.000 USD và 43 triệu đồng của gia đình chị K.A rồi đem đi tiêu xài cá nhân.
Nguyễn Đức Hùng là lao động tự do, không có công việc ổn định nhưng lại lừa đảo, nhận tiền để xin cho các hạ sỹ quan, chiến sỹ nghĩa vụ phục vụ có thời hạn được xét tuyển biên chế vào ngành công an.
Công an quận Thanh Xuân, quận Hà Nội, cho biết đã khởi tố vụ án và bị can, bắt tạm giam Phan Thế Nam, ở thị trấn Chợ Rã, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn, để điều tra về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Ngoài thủ đoạn cũ là lừa yêu, Sùng A Chớ còn giả danh Công an hoặc Bộ đội Biên phòng Lào Cai yêu cầu bị hại sang Lào Cai để làm việc, sau đó lừa bán qua biên giới.