Trường hợp áp dụng là người dân, người lao động, học sinh, sinh viên, các chuyên gia..., do giãn cách xã hội phải ở lại tỉnh nhưng nay có nhu cầu về lại nơi cư trú hoặc đến các nơi khác.
Dù không áp dụng giấy đi đường, song quá trình di chuyển người lao động cần đeo bảng tên để giúp địa phương kiểm soát lưu thông, đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch trong tình hình mới.
Từ sáng sớm, người dân trên địa bàn phường Hiệp Thành, quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh đã ra đường, chủ yếu di chuyển bằng xe máy để đến các siêu thị, tiệm sửa xe, quán ăn, cơ sở sản xuất…
Cán bộ văn phòng thống kê của xã Cộng Hòa (Nam Sách, Hải Dương) đã bị đình chỉ công tác do thu tiền của công nhân trong xã khi tổ chức ký giấy cam kết “Một cung đường-hai điểm đến.”
Doanh nghiệp kiến nghị, đề xuất chính quyền thành phố Đà Nẵng ưu tiên tiêm đủ 2 mũi vaccine COVID-19 cho người lao động để ổn định sản xuất; hỗ trợ một phần chi phí xét nghiệm COVID-19...
Mới đây, lực lượng chức năng tại Đồng Nai phát hiện một số đối tượng sử dụng giấy tờ giả để qua chốt kiểm soát phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh; đối tượng làm giả giấy tờ đã bị tạm giữ.
Theo Chỉ thị mới, thành phố Hà Nội không áp dụng quy định phân vùng; không kiểm soát giấy đi đường đối với các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp di chuyển trong địa bàn thành phố.
Nhiều người cho rằng nếu như vào đêm Trung Thu, trong số những người đi chơi ở Hà Nội có lẫn những ca F0 thì nguy cơ lây lan dịch bệnh rất cao, dẫn đến mọi nỗ lực trong 2 tháng qua "đổ sông, đổ bể."
Đà Nẵng đã cho phép các công trình xây dựng tiếp tục thi công tại các vùng có nguy cơ thấp, nhưng thực tế, nhiều công nhân, thợ xây chưa đi làm được do còn nhiều vướng mắc về giấy tờ.
Bộ Giao thông Vận tải đã chỉ đạo các đơn vị của ngành tạo điều kiện cao nhất để vận chuyển hàng hóa, vật tư, nguyên liệu phục vụ sản xuất, nông sản, vật tư đầu vào phục vụ sản xuất nông nghiệp.
Lợi dụng việc được giao quản lý xe cấp cứu, tài xế Đoàn Mạnh Thắng đã làm "dịch vụ" người đi qua chốt kiểm soát dịch trên địa bàn huyện Xuân Lộc với giá 2 triệu đồng/6 người.
Ghi nhận trong sáng 21/9, ngày đầu tiên Hà Nội nới lỏng sau 4 đợt giãn cách, trên các tuyến phố, phương tiện giao thông đông đúc hơn song việc di chuyển giữa các quận nội đô vẫn khá dễ dàng.
Phó Chủ tịch Hà Nội cho biết từ 6 giờ ngày 21/9 không áp dụng quy định phân vùng, không áp dụng giấy đi đường cho các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp di chuyển trên địa bàn thành phố.
Lãnh đạo Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội cho biết sau ngày 21/9, thành phố không chia thành các vùng như trước đây mà chia khu vực xuất hiện nguy cơ để phòng, chống dịch hiệu quả.
Công an thành phố khẳng định không có chuyện biết người đó là F0 mà vẫn cấp giấy đi đường; nếu có trường hợp cố tình cấp giấy cho người F0 hoặc người biết mình là F0 mà cố tình lưu thông, sẽ bị xử lý.
Công an TP. HCM cho biết đối tượng Tăng Minh Hiếu khai đặt mua thiết bị máy in, phôi giả trên mạng, sau đó in các loại giấy tờ giả theo yêu cầu của khách hàng.
Sau khi Hà Nội tiến hành bỏ 39 chốt kiểm soát, vào giờ cao điểm các tuyến đường lớn như đường Láng, Ô Chợ Dừa, Giải Phóng… mật độ giao thông khá dày đặc, các phương tiện nối đuôi nhau trên đường.
Ngày 17/9, Công an quận Bắc Từ Liêm đã khởi tố đối tượng Nguyễn Thị Thu Hồng vì có hành vi làm giả nhiều giấy đi đường để lén đưa người từ Hà Nội đến Nghệ An.
Nhằm tăng cường kiểm soát, tiến tới đẩy lùi dịch bệnh COVID-19, có những thời điểm, chính quyền thành phố Hà Nội đã đưa ra những quyết định còn “vênh” với thực tiễn đời sống.
TP.HCM bổ sung một số trường hợp, người lao động được ra đường ở thành phố mà không cần giấy đi đường sau ngày 16/9 và phải thực hiện khai báo y tế trên phần mềm của Bộ Công an.