Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã hoan nghênh việc Israel và UAE đạt được thỏa thuận bình thường hóa quan hệ, coi đây là một bước tiến quan trọng thúc đẩy ổn định và hòa bình tại khu vực Trung Đông.
Đức, Oman và Nhật Bản hoan nghênh thỏa thuận bình thường hóa quan hệ giữa Israel và UAE, trong khi đó Iran và Thổ Nhĩ Kỳ chỉ trích thỏa thuận trên là nguye hiểm và bất hợp pháp.
Palestine và phần lớn cộng đồng quốc tế đã lên tiếng phản đối kế hoạch của Thủ tướng Isarel về việc sáp nhập các khu vực thuộc Bờ Tây, cho rằng đó là động thái vi phạm luật pháp quốc tế.
Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas khẳng định nhiều nước cần bảo trợ các cuộc hòa đàm với Israel và cuộc đàm phán này phải dựa trên các nghị quyết quốc tế.
Theo nhận định của chuyên gia, Israel và Palestine chỉ có một giải pháp duy nhất, hai bên phải quyết định liệu họ muốn sống trong hòa bình và thịnh vượng, hay muốn tiếp tục ép bên kia phải đổ máu.
Phát ngôn viên của Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas, ông Nabil Abu Rudeineh, nêu rõ Palestine chưa thay đổi lập trường về quan hệ với chính quyền hiện tại của Mỹ cũng như của Israel.
Bộ trưởng phụ trách các vấn đề định cư Israel Hotovely cho biết Israel và Mỹ có những bất đồng về kế hoạch sáp nhập các khu vực ở Bờ Tây, bất đồng này cũng xuất hiện trong nội bộ chính phủ đoàn kết.
Các ngoại trưởng OIC cho rằng kế hoạch sáp nhập là "một tuyên bố chính thức của Israel phá bỏ tất cả thỏa thuận mà nước này đã ký trước đây" và là "sự leo thang nghiêm trọng."
Thủ tướng Palestine đã trình lên một bản đề xuất bao gồm việc thành lập một "Nhà nước Palestine có chủ quyền, độc lập và phi quân sự" với "những thay đổi nhỏ về đường biên giới."
Nếu như Israel tiếp tục kế hoạch sáp nhập và người Palestine tiếp tục giữ quan điểm bảo thủ, kết quả gần như chắc chắn là xung đột bạo lực sẽ tiếp tục leo thang.
Việc Israel xúc tiến kế hoạch sáp nhập một khu vực rộng lớn ở Bờ Tây hay Palestine tuyên bố chấm dứt hiệp định hòa bình Oslo có thể thổi bùng lên ngọn lửa xung đột đang âm ỉ ở nhiều nơi.
Cảnh sát cho biết người này đã tiến đến gần các nhân viên an ninh làm nhiệm vụ tại một trong các cổng vào Thành cổ; đáng chú ý, đối tượng có mang theo một con dao.
Ngày 20/2, Palestine và Jordan đồng loạt lên án chính quyền Israel sau khi nước này công bố kế hoạch xây thêm hàng nghìn ngôi nhà mới ở trong và gần Đông Jerusalem.
Các nhà phân tích từ phía Palestine cảnh báo cái gọi là “Thỏa thuận thế kỷ” sẽ đe dọa nền hòa bình Trung Đông và ổn định quốc tế, đồng thời làm lan truyền “luật của kẻ mạnh chèn ép kẻ yếu.”
Thủ tướng Palestine Mohammad Shtayyeh cho rằng Kế hoạch hòa bình Trung Đông của Mỹ "không khác gì một biên bản ghi nhớ" giữa ông Trump và Thủ tướng Israel.
Kế hoạch hòa bình Trung Đông của Mỹ được đánh giá là kế hoạch hòa bình một bên vì xem trọng các mục tiêu chiến lược của Israel nhiều hơn là tính đến quyền lợi của người Palestine.
Tuyên bố của Bỉ, Estonia, Pháp và Đức cùng Ba Lan khẳng định: “Sáng kiến của Mỹ, được đưa ra vào ngày 28/1, chệch khỏi những giới hạn được cộng đồng quốc tế nhất trí."
Ngày 11/2, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã tiến hành phiên họp mở “Tình hình Trung Đông, bao gồm vấn đề Palestine” sau khi Mỹ công bố kế hoạch hòa bình Trung Đông.