Lớp sương mù dày bao phủ Hà Nội khiến khói bụi lơ lửng, không phân tán được ra ngoài, cùng với mật độ dân cư, giao thông đông đúc nên ô nhiễm càng nặng và kéo dài trong ngày.
Theo các hệ thống đo chỉ số chất lượng không khí, nhiều điểm quan trắc Bắc Bộ có màu tím - mức rất có hại, thậm chí có 8 điểm màu nâu - mức nguy hại, ảnh hưởng nghiêm trọng hơn tới sức khỏe.
Hầu hết các điểm quan trắc ở Hà Nội và các tỉnh lân cận đều chuyển mức kém màu cam là nhóm nhạy cảm có thể bị ảnh hưởng sức khỏe và mức xấu màu đỏ - mức có hại cho sức khỏe.
TP. HCM triển khai các giải pháp quy hoạch hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông vận tải theo hướng carbon thấp, tăng số lượng phương tiện giao thông công cộng sử dụng nhiên liệu CNG.
Với việc tiếp nhận 24 trạm quan trắc không khí tự động do Công ty Trách nhiệm hữu hạn THT (Hàn Quốc) tài trợ, toàn thành phố Hà Nội đã có 35 trạm quan trắc không khí tự động.
Ở Việt Nam, cùng với sự phát triển kinh tế-xã hội, ô nhiễm không khí ở các đô thị có chiều hướng gia tăng, là thách thức lớn với cộng đồng nên cần phải tăng cường quản lý và kiểm soát nguồn khí thải.
Từ sáng 20/2 đến nay, các hệ thống trạm quan trắc chất lượng không khí đều đưa ra “cảnh báo tím” - ngưỡng ô nhiễm “rất xấu” bao trùm thành phố Hà Nội, với chỉ số AQI cao nhất lên đến 364.
Chất lượng không khí trên cả nước sáng nay được nhận định "ở mức chấp nhận được.” Tên Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh cũng không xuất hiện trong top danh sách “10 thành phố ô nhiễm nhất thế giới."
Sau khi được UBND Hà Nội chấp thuận, Sở Tài nguyên-Môi trường sẽ thông báo cho đơn vị tài trợ là Công ty THT tổ chức lắp đặt các trạm quan trắc cảm biến, sớm đưa vào vận hành phục vụ người dân Thủ đô.
Sau những ngày đón "mưa phùn" cùng với bầu không khí trong lành, sáng nay, 11/2, chỉ số chất lượng không khí ở hầu hết các điểm đo trong nội thành Hà Nội lại trở lại ngưỡng "không tốt cho sức khỏe."
Sáng nay, 6/2, chỉ số chất lượng không khí (AQI) ở thành phố Hà Nội lại chuyển sang màu ô nhiễm tương đối quen thuộc, đó là “cam” và “đỏ” - ngưỡng ô nhiễm không khí “kém” và “xấu.”
Với 11 trạm quan trắc hiện có, 50 trạm cảm biến và 20 trạm cố định đang thực hiện đầu tư, mục tiêu đến hết năm 2020 Hà Nội sẽ hoàn thiện đồng bộ hệ thống 81 trạm quan trắc không khí trên toàn địa bàn.
Nhiều khu vực ở nội thành Hà Nội sáng 2/2 tiếp tục được cảnh báo có chất lượng không khí “rất xấu." Theo đó, “mọi người bị ảnh hưởng tới sức khỏe nghiêm trọng hơn.”
Sáng nay, 14/1, hệ thống quan trắc của Tổng cục Môi trường, thành phố Hà Nội và ứng dụng PAM Air đều đưa ra cảnh báo chất lượng không khí ở ngưỡng "rất xấu."
Theo các hệ thống đo chỉ số chất lượng không khí, hầu hết các điểm quan trắc ở Hà Nội đều chuyển màu đỏ - mức có hại cho sức khỏe và hơn 10 điểm quan trắc chuyển màu tím - mức rất có hại.
Theo các hệ thống đo chỉ số chất lượng không khí, nhiều điểm quan trắc chuyển màu đỏ - mức có hại cho sức khỏe và tình trạng ô nhiễm thường kéo dài trong ngày.
Với kiểu thời tiết bị bao phủ bởi sương mù dày, gió lặng nên khả năng phát tán các chất ô nhiễm thấp khiến ô nhiễm bụi mịn tại Hà Nội ở mức rất cao, duy trì từ sáng đến đêm.
Theo chuyên gia khí tượng, các lớp nghịch nhiệt xuất hiện ở độ cao từ 500-1.500m kết hợp với điều kiện lặng gió ở bề mặt chính là điều kiện tổ hợp để xuất hiện tình trạng sương mù như sáng nay.
Theo AirVisual, chỉ số AQI tại Hà Nội hầu hết ở ngưỡng đỏ và ở mức cao từ 172-200, có hại cho sức khỏe, trong đó các điểm quan trắc ở Đại sứ quán Mỹ, Tô Ngọc Vân, đường Tây Hồ chuyển màu tím.