Trước tình hình dịch COVID-19 ở làn sóng thứ 4 diễn biến hết sức phức tạp tại khu vực Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phụ cận, Bộ Y tế đã thành lập 12 Trung tâm Hồi sức tích cực tại các địa phương.
Nhằm đáp ứng nhu cầu điều trị cho các bệnh nhân COVID-19 nặng, nhiều trung tâm hồi sức tích cực đã được thành lập ở Vĩnh Long, Cần Thơ, Bình Dương, Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai.
Nhiều y, bác sỹ đang làm việc quên thời gian, tranh thủ đến từng phút, từng giây trong cuộc chiến chống COVID-19; họ đang phải "nỗ lực gấp 3" để giành lấy sự sống cho bệnh nhân.
Trung tâm Hồi sức tích cực bệnh nhân COVID-19 của Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh đặt tại Bệnh viện Quốc tế City (quận Bình Tân), đang điều trị cho hàng chục ca bệnh nặng đến rất nặng.
Bệnh viện Hữu Nghị Việt Xô đảm trách đơn vị Hồi sức cấp cứu điều trị bệnh COVID-19 đặt tại Bệnh viện Dã chiến số 2 ở Tiền Giang, Bệnh viện sẽ nâng cấp từ 60 lên 80 giường bệnh để điều trị các ca nặng.
Đây là lần thứ 5 đơn vị hỗ trợ, điều động và chi viện nhân viên y tế cho Thành phố Hồ Chí Minh phòng, chống dịch với quyết tâm giảm tỉ lệ bệnh nhân tử vong, đẩy lùi dịch bệnh.
Ngày 25/8, sau 28 ngày chăm sóc tích cực, với 7 lần lọc máu, sức khỏe bệnh nhân cải thiện tốt, xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2, thai nhi hoàn toàn khỏe mạnh, bệnh nhân được bác sỹ cho xuất viện.
Đây là trường hợp nhân viên y tế nhiễm bệnh, lại là ca mang thai, bệnh có diễn biến nhanh vào suy hô hấp. Rất may, các bác sỹ đã kịp mổ lấy thai và dùng các thuốc điệu trị để không ảnh hưởng đến con.
Dịch vụ gọi xe ôtô công nghệ GoCar ra đời trong bối cảnh giãn cách xã hội do COVID-19 nhằm phục vụ lực lượng y tế tuyến đầu. Gojek sẽ mở rộng dịch vụ này tới người dân khi dịch bệnh thuyên giảm.
Trung tâm hồi sức tích cực thuộc Bệnh viện dã chiến số 14 do Bệnh viện Trung ương Huế ở Thành phố Hồ Chí Minh quản lý với sự tài trợ của một doanh nghiệp tư nhân đã được bàn giao và đi vào hoạt động.
Để đảm bảo sẵn sàng điều trị bệnh nhân COVID-19 trên địa bàn Hà Nội, Bộ Y tế đã chỉ đạo Bệnh viện Đại học Y Hà Nội khẩn trương thi công bệnh viện dã chiến hồi sức tích cực tại quận Hoàng Mai.
Theo phân tầng điều trị của Bộ Y tế, Trung tâm có nhiệm vụ điều trị cho các bệnh nhân COVID-19 nặng, nguy kịch tại thành phố Cần Thơ và các bệnh viện tuyến dưới trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
Trung tâm hồi sức tích cực COVID-19 của bệnh viện Việt Đức ở huyện Bình Chánh, TPHCM đang ngày đêm cứu chữa các bệnh nhân COVID-19 nặng với kỹ thuật, chuyên môn và máy móc tốt nhất.
Trung tâm Hồi sức tích cực bệnh nhân COVID-19 tại Long An có quy mô ban đầu 150 giường bệnh do đội ngũ 158 cán bộ y tế đến từ Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên đảm nhiệm về mặt chuyên môn.
Bệnh viện dã chiến hồi sức tích cực COVID-19 là công trình cấp bách phục vụ công tác phòng chống dịch được Hà Nội đặc biệt quan tâm, hỗ trợ và tạo điều kiện thi công trong thời gian giãn cách xã hội.
5 bác sỹ, 15 điều dưỡng và 2 kỹ thuật viên sẽ trực tiếp tham gia công tác chống dịch, điều trị bệnh nhân COVID-19 tại Trung tâm hồi sức tích cực Bệnh viện Trung ương Huế đặt tại quận Tân Phú.
Đoàn y, bác sỹ, kỹ thuật viên Bệnh viện Trung ương Huế đã lên đường vào TP.HCM để tiến hành lắp đặt hệ thống máy móc, trang thiết bị nhằm đáp ứng nhu cầu thu dung, điều trị bệnh nhân COVID-19 nặng.
Ba trung tâm hồi sức tích cực tại TP.HCM, trực thuộc sự quản lý của ba bệnh viện tuyến cuối hạng đặc biệt gồm Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức và Bệnh viện TW Huế, có tổng quy mô 1.500 giường.
Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long yêu cầu các địa phương cần chủ động xây dựng kịch bản phòng chống dịch trên địa bàn cao hơn thực tế, xác định công cuộc phòng chống dịch phải nhanh, mạnh và bền bỉ....
Bộ trưởng Bộ Y tế quyết định lập thêm Trung tâm hồi sức COVID-19, quy mô 500 giường tại Bệnh viện Quốc tế City, giao Bệnh viện Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh đảm nhiệm chuyên môn.