Thủ tướng nêu thông điệp về thúc đẩy quan hệ đối tác toàn cầu hiệu quả hơn, nhấn mạnh đề cao đoàn kết quốc tế, kiên trì hợp tác đa phương là chìa khóa để giải quyết các thách thức phức tạp hiện nay.
Năm 2019, Indonesia khởi xướng Tầm nhìn ASEAN về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương nhằm thúc đẩy vai trò trung tâm, tính cởi mở, minh bạch, bao trùm dựa trên nguyên tắc, quản trị tốt, tôn trọng chủ quyền.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tiếp tục có các cuộc gặp với Tổng thống Tajikistan; Tổng Giám đốc FAO; Giám đốc điều hành UNFPA, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Slovenia; Đặc phái viên Mỹ John Kerry...
Việt Nam đề xuất nâng cao nội lực và năng lực cạnh tranh quốc gia trên cơ sở phù hợp với thế mạnh và đặc điểm của từng nước LDC; chú trọng vai trò động lực tăng trưởng của thương mại và hội nhập.
Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc khẳng định Việt Nam luôn trân trọng mối quan hệ hữu nghị đặc biệt, tin tưởng lẫn nhau và thủy chung với Cuba.
Đại sứ Đặng Hoàng Giang khẳng định Việt Nam luôn tham gia tích cực vào các nỗ lực toàn cầu và khu vực để thúc đẩy phát triển bền vững và cải thiện đời sống của người dân.
Quan hệ hợp tác kinh tế-thương mại Việt Nam-Argentina tiếp tục gia tăng bất chấp đại dịch, theo đó kim ngạch thương mại song phương tăng từ 875 triệu USD năm 2011 lên 4,5 tỷ USD năm 2021.
Hợp tác khai thác, đầu tư, chia sẻ kinh nghiệm trong phát triển các nguồn năng lượng sạch là những lĩnh vực tiềm năng giữa Việt Nam và tỉnh Northern Cape của Nam Phi.
Chủ tịch Ủy ban Nhân dân TP.HCM Phan Văn Mãi đề nghị trong thời gian tới, Việt Nam và Sierra Leone tăng cường trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm và tìm kiếm cơ hội hợp tác trong các lĩnh vực.
Theo Câu lạc bộ thảo luận quốc tế Valdai của Nga, Nhóm Các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới và các đối tác (BRICS+) có thể hợp tác để đối phó hiệu quả hơn với các cuộc khủng hoảng toàn cầu.
Triều Tiên khẳng định sẽ tích cực nỗ lực thiết lập các mối quan hệ kinh tế quốc tế mới dựa trên lẽ phải, sự công bằng và bình đẳng, đồng thời thúc đẩy quan hệ hữu nghị với các nước đang phát triển.
Các công ty fintech Trung Quốc vẫn chưa thích nghi với hệ sinh thái fintech của Indonesia và vẫn đang giữ hệ thống và tư duy rất riêng của họ trong việc điều hành các công ty ở Indonesia.