Tháng 8 và tháng 9/2022, Lò Văn Tiết, với vai trò là Bí thư Chi bộ, Trưởng bản Pom Sản, đã tổ chức họp ban quản lý bản và 59/60 hộ dân của bản để chia đất rừng phòng hộ, phá rừng để trồng cây càphê.
Hai đối tượng Choỏng Quay Hành và Chìu Văn Thắng đã thực hiện hành vi phá rừng gỗ tự nhiên thuộc quy hoạch rừng sản xuất tại thôn Thống Nhất thuộc quyền quản lý của Ủy ban Nhân dân xã Hà Lâu.
Qua kết quả kiểm tra, cơ quan chức năng phát hiện hơn 1.700 m2 rừng phòng hộ đầu nguồn Thạch Nham bị đào bới, san ủi để làm đường vào hầm bổ sung nước 2, Dự án thủy điện Nước Long.
Rừng thông dọc Quốc lộ 28 được bao quanh bởi nhiều diện tích đất sản xuất của người dân, tình trạng nhổ bỏ thông non nhằm lấn chiếm đất rừng đã tăng mạnh từ giữa năm 2022 đến nay.
Lãnh đạo tỉnh Kiên Giang cho biết trong thời gian tới, Tổ Công tác đặc biệt sẽ từng bước lấy lại đất rừng cho đảo Phú Quốc, đồng thời xử lý nghiêm các cá nhân, tập thể có sai phạm.
Các đối tượng khai nhận phá rừng ở Đà Lạt với mục đích chiếm đất rừng để sản xuất nông nghiệp, riêng bị can Lê Thị Minh đã bị xử phạt vi phạm hành chính vì hủy hoại rừng trên địa bàn huyện Lạc Dương.
Ngày 26/7, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai, cho biết đơn vị vừa có quyết định khởi tố vụ án “Hủy hoại rừng” diễn ra ở tiểu khu 1064, thuộc quản lý của UBND xã H'bông, huyện Chư Sê.
Quá trình kiểm tra hiện trường xác định diện tích rừng bị phá là 382,07ha tại các khoảnh 2, 3 thuộc Tiểu khu 222 và từ khoảnh 1 đến khoảnh 8 thuộc Tiểu khu 205.
Trong 4 tháng đầu năm, lực lượng chức năng huyện Ea Súp, Đắk Lắk phát hiện 5 vụ hủy hoại rừng, trong đó vụ án lớn nhất là phá hơn 382ha rừng tại các tiểu khu 205, 222 trên địa bàn xã Ya Tờ Mốt.
Cơ quan chức năng huyện Bảo Lâm đã bắt quả tang các đối tượng đang điều khiển máy múc thực hiện hành vi đào bới, san gạt trái phép đất lâm nghiệp trên diện tích rừng đã cưa hạ với diện tích 1,55ha.
Ba đối tượng gồm Lê Ngọc Hòa, Nguyễn Ngọc Dung và Ngô Hoàng Hải (cùng trú tại thôn Tân Hội, xã Sơn Hội) bị khởi tố về tội "Hủy hoại rừng," theo điểm B, khoản 1, Điều 243 Bộ luật Hình sự.
Trong 9 tháng qua, cơ quan chức năng huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên đã phát hiện và xử lý 21 vụ vi phạm trong lĩnh vực quản lý rừng, trong đó xử phạt hành chính 16 vụ, khởi tố hình sự 5 vụ.
Tổ chức Allrise cho rằng chính quyền Brazil đã thực thi nhiều chính sách, áp dụng nhiều biện pháp nhằm cản trở công tác bảo vệ rừng mưa nhiệt đới Amazon.
Võ Văn Tố mua của một người dân khoảng 12ha đất có rừng tại Tiểu khu 1658 với giá 240 triệu đồng bằng thỏa thuận miệng, sau đó thuê người chặt phá, đốn hạ cây rừng vào các dịp cuối tuần, lễ tết.
Công an thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, xác định Trần Quang Minh đã thuê và chỉ đạo ông V.V.L. thực hiện việc chặt cây, san đất, kè đá ngăn suối tại một số thửa đất thuộc rừng phòng hộ.
Lực lượng chức năng phát hiện hoạt động đào bới, san gạt, kè đá tạo hồ, ngăn suối, chẻ đá tại tiểu khu rừng Tân Phước-núi Thị Vải và đã lập hồ sơ, tiến hành điều tra theo quy định của pháp luật.
Hai bị can nguyên là Trưởng ban Quản lý rừng phòng hộ Ia Púch và một nhân viên Ban Quản lý rừng phòng hộ Ia Mơr bị truy tố do thiếu trách nhiệm, tiếp tay cho doanh nghiệp hủy hoại 631,199ha đất rừng.
Hai đối tượng Phạm Văn Cương và Phạm Văn Sa bị khởi tố có liên quan đến vụ phá 22.990m2 rừng tự nhiên trái pháp luật tại lô 102, khoảnh 5, tiểu khu 441, xã Ba Xa, huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi.